Tìm thấy loại vi khuẩn đột biến giống tranh Van Gogh
Đàn vi khuẩn ăn thịt bám vào nhau theo vòng xoáy với màu vàng và xanh tương tự bức tranh “Đêm đầy sao” của danh họa người Hà Lan Vincent van Gogh.
Đàn vi khuẩn đột biến phóng to dưới kính hiển vi. (Ảnh: Đại học Wyoming)
Các nhà vi sinh vật học phát hiện nhiều điểm giống nhau giữa đàn vi khuẩn và bức tranh nổi tiếng khi nghiên cứu về hành vi hợp tác của vi khuẩn ăn thịt mang tên Myxococcus xanthus. Những cá thể thuộc loài này được biết tới bởi khả năng hình thành đàn hợp tác, cùng chia sẻ nguồn tài nguyên để áp đảo con mồi. Nhóm nghiên cứu đặc biệt chú ý tới cặp protein TraA và TraB, cho phép vi khuẩn nhận biết và liên kết với nhau. Để thực hiện điều này, họ tạo ra chủng đột biến M. xanthus biểu hiện quá mức gene đứng sau các protein này để quan sát chúng thay đổi như thế nào, theo nghiên cứu công bố hôm 7/12 trên tạp chí mSystems.
Khi chủng đột biến tạo thành đàn với những chủng đột biến và không đột biến khác, nhiều khối tế bào dính liền hình thành vòng xoáy. Sau đó, nhóm nghiên cứu sử dụng công nghệ kỹ thuật số để bổ sung thêm màu sắc nhằm phân biệt mỗi chủng. Sau khi thêm màu, họ nhận thấy đàn vi khuẩn trông rất giống tác phẩm "Đêm đầy sao" của họa sĩ thế kỷ 19 Van Gogh, với họa tiết màu vàng và xanh. Thông qua phát hiện, nghiên cứu vi khuẩn có tính xã hội giúp hé lộ "hành vi mang vẻ đẹp hội họa", Daniel Wall, nhà sinh học phân tử ở Đại học Wyoming, cho biết.
Bức tranh "Đêm đầy sao của Van Gogh. (Ảnh: Wikipedia)
Cá thể M. xanthus tạo thành đàn hợp tác bằng cách chia sẻ enzymes (protein) và chất chuyển hóa, giúp biến thức ăn thành năng lượng thông qua thúc đẩy phản ứng trao đổi chất. Nhờ đó, vi khuẩn có thể lấn át con mồi là các loài vi khuẩn khác. Thông thường, các đàn này gồm nhiều chuỗi tế bào nối thành hàng dài như tàu chở khách, theo Oleg Igoshin, nhà sinh vật học vi tính ở Đại học Rice tại Texas. Tuy nhiên, đột biến tạo bởi phòng thí nghiệm khiến đàn vi khuẩn bám vào nhau theo vòng xoáy, mỗi xoáy có đường kính từ một milimet trở lên.
Sự biểu hiện thái quá TraA và TraB cũng tạo liên kết mạnh hơn, có nghĩa những đàn vi khuẩn bám vào nhau lâu hơn và dường như không thể chuyển lại thành tế bào riêng lẻ.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào
Thế giới này quả thực không thiếu những chuyện lạ. Vì sao dưa hấu mọc trên sa mạc lại không thể ăn?

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.
