Tìm thấy lục địa mất tích sau 375 năm?
Lục địa thứ tám "Zealandia" phát hiện vào năm 1642 nhưng mãi đến năm 2017 nhóm các nhà địa chất mới tìm thấy.
Khoảng thế kỷ 17, Abel Tasman, một thủy thủ người Hà Lan thông báo rằng chắc chắn có một lục địa rộng lớn tồn tại ở Nam bán cầu.
Đến năm 2017, một nhóm các nhà địa chất mới thông báo rằng họ đã phát hiện ra Zealandia.
Cuối cùng, Abel Tasman đã đặt chân đến một đảo nam New Zealand. Lúc đầu, mọi việc diễn ra không quá suôn sẻ vì lần đầu tiên ông chạm trán với người Maori địa phương. Họ đã đâm vào một chiếc thuyền nhỏ giữa hai tàu Hà Lan. Sự việc khiến 4 người đã mất mạng. Sau này, Tasman gọi địa điểm này là Vịnh Moordenaers. Nhưng sau đó không còn ai tìm kiếm hay đặt chân đến vùng đất mới này.Tự tin vào niềm tin của mình, ngày 14/8/1642, Abel Tasman rời Jakarta, Indonesia thực hiện sứ mệnh cố gắng tìm kiếm khu vực xung quanh.
Cho đến năm 2017, một nhóm các nhà địa chất mới thông báo rằng họ đã phát hiện ra Zealandia. Các báo cáo cho thấy lục địa này có kích thước gấp sáu lần Madagascar, trở thành lục địa nhỏ nhất và trẻ nhất trên thế giới.
94% Zealandia nằm dưới nước ở Thái Bình Dương, chỉ có một số các hòn đảo nhô ra ngoài, bao gồm các đảo New Caledonia, Nam New Zealand và Bắc New Zealand. Vì phần lớn diện tích của Zealandia bị ngập nước nên việc xác định tuổi của lục địa và lập bản đồ là rất khó. Ước tính, lục địa có diện tích rộng bằng một nửa Australia.
Andy Tulloch, nhà địa chất học tại Viện nghiên cứu New Zealand Crown, thuộc nhóm đã tìm ra Zealandia cho biết: "Đây là ví dụ về việc một thứ rất rõ ràng những phải mất một thời gian dài mới khám phá ra".
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực khai thác thêm thông tin về Zealandia. Gerald Dickens, đồng trưởng nhóm khoa học từ Đại học Rice, Houston cho biết: "Đã có hơn 8.000 mẫu vật được nghiên cứu và vài trăm loài hóa thạch đã được xác định. Nghiên cứu các sinh vật sống ở vùng biển nông ấm áp, phấn hoa từ thực vật trên cạn cho thấy địa lý và khí hậu của Zealandia trước đây rất khác biệt".
Trong khi vẫn còn một số vấn đề gây tranh cãi, nhóm nghiên cứu cho rằng vùng đất nằm phía dưới New Zealand này đáp ứng đủ 4 tiêu chuẩn để được coi là một lục địa bao gồm nhô lên so với khu vực xung quanh, có địa chất đặc biệt, là một vùng được định hình rõ ràng, có lớp vỏ dày hơn đáy đại dương thông thường.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
