Tìm thấy ngôi mộ 4.000 năm tuổi còn nguyên vẹn của nữ hoàng Ai Cập

Ngôi mộ của nữ hoàng Hetepheres được phát hiện không lâu sau mộ vua Tutakhamun và chứa nhiều đồ vật quý giá.

Tìm thấy ngôi mộ 4.000 năm tuổi còn nguyên vẹn của nữ hoàng Ai Cập
Những đồ mai táng bên trong ngôi mộ G7000X. (Ảnh: Bảo tàng nghệ thuật đương đại Boston)

Từ đầu thế kỷ 20, cao nguyên Giza được khai quật bởi một nhóm học giả quốc tế. Một trong những người phụ trách công tác khai quật ở đây là nhà khảo cổ học người Mỹ George Reisner. Vào ngày 2/2/1925, nhiếp ảnh gia của Reisner là Mohammedani Ibrahim làm việc gần kim tự tháp do pharaoh Khufu xây dựng vào giữa thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên và nhận thấy trụ đỡ máy ảnh của ông nằm dựa trên một lớp thạch cao màu trắng, có thể là đỉnh của một công trình ẩn bên dưới.

Ibrahim cần thông báo cho sếp của mình nhưng lúc đó Reisner không ở Ai Cập mà ở Boston để làm công việc của một giáo sư Ai Cập học ở Đại học Harvard. Các cộng sự bắt đầu đào xới trong lúc ông vắng mặt và tìm thấy một căn hầm hẹp sâu 26 m chứa đầy đá vụn. Đây là bằng chứng cho thấy họ đã phát hiện một ngôi mộ. Tuy nhiên, do thợ trộm mộ đã hoạt động ở Giza trong hàng nghìn năm, khả năng tìm thấy ngôi mộ nguyên vẹn rất thấp. Đối với nhóm khảo cổ, đó là một khoảnh khắc thắng lợi nhưng cuối tuần đó, họ nhận được công điện từ Boston yêu cầu ngừng công việc ở Ai Cập. Ngôi mộ có số hiệu G7000X bị niêm phong lại.

Tìm thấy ngôi mộ 4.000 năm tuổi còn nguyên vẹn của nữ hoàng Ai Cập
Chim ưng bằng vàng trong mộ nữ hoàng Hetepheres. (Ảnh: Scala)

Sinh năm 1867 ở Indianapolis, George Reisner từng phụ trách đợt khảo sát khảo cổ lớn ở khu vực Nubia (ngày nay là miền nam Ai Cập và Sudan). Năm 1902, nhà Ai Cập học người Pháp Gaston Maspero phân chia cao nguyên Giza cho các nhà khảo cổ xuất sắc thời đó nhằm ngăn nạn trộm mộ và công trình xuống cấp. Khu vực trung tâm của di chỉ khổng lồ được giao cho Reisner. Sau khi Reisner hoàn thành công tác ở Mỹ và trở lại Ai Cập, ngôi mộ G7000X được mở lại vào tháng 1/1926.

Bước vào gian mộ chứa quan tài, Reisner nhận thấy đồ đạc bọc vàng ở bên trong bị phá hủy bởi nước. Điều kiện ngôi mộ tồi tàn đến mức nhà khảo cổ lo sợ công trình sẽ sụp đổ. Quá trình thu thập những mảnh gỗ và đồ khảm nạm được tiến hành hết sức tỉ mỉ. Reisner và cộng sự cũng tìm thấy một mái che và giường, ghế bành và kiệu. Tên của chủ nhân ngôi mộ "Hetepetheres" được khắc trên cỗ kiệu, giúp xác nhận suy đoán của Reisner, đó là ngôi mộ thuộc về một người phụ nữ. Bà là mẹ của pharaoh Khufu, vị vua thứ hai của vương triều thứ 4. Ngôi mộ của bà nằm ẩn dưới bóng Đại kim tự tháp của pharaoh Khufu suốt hơn 4 thiên niên kỷ.

Quan tài bằng thạch cao mịn của Hetepheres được mở vào tháng 3/1927 nhưng không chứa hài cốt nào. Các nhà sử học vẫn tranh cãi điều gì xảy ra với thi thể. Reisner cho rằng ban đầu Hetepheres được chôn gần chồng bà là Snefru tại Dahshur. Sau đó, Khufu xây dựng ngôi mộ mới ở Giza, nhưng hài cốt mẹ ông không bao giờ được chuyển tới đó. Những người khác suy đoán bà được chôn ở kim tự tháp nhỏ G1a ở chân Đại kim tự tháp.

Sau cuộc khai quật, chiếc ghế bành được phục dựng và trưng bày tại Bảo tàng Ai Cập ở Cairo ngày nay. Sau khi Reisner qua đời vào năm 1942, các chuyên gia khôi phục lại cỗ kiệu và lớp vàng phủ bên ngoài. Món cổ vật hiện nay đang nằm ở Bảo tàng Cận đông Cổ đại Harvard ở Cambridge, Massachusetts.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bất ngờ với hóa thạch cá cổ có hình dáng

Bất ngờ với hóa thạch cá cổ có hình dáng "độc lạ"

Phát hiện hóa thạch cá cổ đại cách đây 438 triệu năm tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.

Đăng ngày: 02/04/2022
Phát hiện những chiếc chum khổng lồ bí ẩn ở Ấn Độ

Phát hiện những chiếc chum khổng lồ bí ẩn ở Ấn Độ

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều chiếc chum khổng lồ " bí ẩn" ở Ấn Độ có thể từng được dùng trong các phong tục chôn cất người từ cổ xưa

Đăng ngày: 02/04/2022
Anh nông dân bất ngờ phát hiện vòng tay bằng vàng 3.300 năm tuổi của nền văn minh Hittite

Anh nông dân bất ngờ phát hiện vòng tay bằng vàng 3.300 năm tuổi của nền văn minh Hittite

Chiếc vòng tay cổ xưa do một nông dân phát hiện nằm trong số những đồ trang sức hiếm hoi còn sót lại của nền văn minh Hittite.

Đăng ngày: 31/03/2022
Phục dựng gương mặt người đàn ông chôn dưới nhà xí 1.500 năm

Phục dựng gương mặt người đàn ông chôn dưới nhà xí 1.500 năm

Người đàn ông Trung Cổ chôn cùng 13 hài cốt khác không cùng gia đình, được cho là đều giao thiệp tốt và có địa vị xã hội cao.

Đăng ngày: 31/03/2022

"Thế giới khác" ở Mông Cổ: Quái thú cao 3 mét sống cùng 2 loài người tuyệt chủng

Những bức tranh hàng chục ngàn năm tuổi trên những tảng đá ở sa mạc Gobi (Mông Cổ) đã dẫn đường đến thế giới đầy rẫy những sinh vật giống lạc đà nhưng to lớn quá khổ.

Đăng ngày: 30/03/2022
Bí ẩn hàng chục mộ vua

Bí ẩn hàng chục mộ vua "vô hình": Không ai thấy dù lộ thiên hàng thế kỷ

Hàng chục mộ vua thất lạc cùng hoàng hậu, công chúa và hoàng tử của họ vừa được các nhà khoa học Anh xác định từ 20 khu chôn cất đã biết: họ nằm đó, trước mắt nhân loại nhưng luôn bị bỏ qua.

Đăng ngày: 30/03/2022
Công trình gây sốc bên bờ sông Nile: Người Ai Cập

Công trình gây sốc bên bờ sông Nile: Người Ai Cập "vượt thời gian"?

Tại thành phố cổ Abydos gần sông Nile, các nhà khảo cổ Mỹ và Ai Cập vừa khai quật được tàn tích 5.000 tuổi của một... nhà máy bia quy mô công nghiệp đồ sộ.

Đăng ngày: 29/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News