Tìm thấy phi thuyền mất tích của Nga
Nga vẫn bất lực trong việc định vị phi thuyền Phobos-Grunt nhưng một nhà thiên văn... nghiệp dư lại tình cờ phát hiện con tàu đen đủi này.
Ralf Vandebergh đã bắt gặp Phobos-Grunt đang lang thang trên bầu trời miền Nam Hà Lan vào đêm thứ ba vừa qua. Sử dụng một ống kính viễn vọng 10-inch và máy ảnh, Ralf đã chụp được một series ảnh của con tàu ở độ cao khoảng 274km phía trên mặt đất. Sau ba tuần kể từ ngày được phóng lên không trung, hiện con tàu này vẫn đang mắc kẹt trong quỹ đạo Trái đất trong sự bất lực của cơ quan hàng không Nga.
Theo Space.com, bất chấp khoảng cách rất xa, những bức ảnh chụp được vẫn cho thấy hình dáng và cấu trúc của phi thuyền. Về phần mình, Ralf cho biết ông có thể nhìn thấy tàu rõ ràng bằng mắt thường.
Phobos-Grunt được phóng ngày 8/11 vừa qua trong một sứ mệnh khám phá mặt trăng Phobos của sao Hỏa và quay trở về Trái đất vào năm 2014 cùng với mẫu đất của mặt trăng này. Tàu đã bay lên quỹ đạo Trái đất theo đúng kế hoạch, nhưng khi tách khỏi tên lửa đẩy, các động cơ của tàu đã không thể khai hỏa để thoát khỏi lực hút Trái đất.
Kể từ đó tới nay, Nga đã rất nỗ lực liên lạc với tàu Phobos-Grunt nhằm cứu vãn sứ mệnh trị giá 160 triệu USD này. Tuy nhiên, những nỗ lực này dường như là vô vọng.
Tuần trước, Cơ quan Vũ trụ châu Âu thông báo một trạm mặt đất ở Úc đã bắt được tín hiệu từ Phobos-Grunt. Song mọi nỗ lực để kích hoạt động cơ tàu đều thất bại, bao gồm cả nỗ lực mới nhất của Nga vào hôm qua.
Kể cả khi phía Nga có giành lại được quyền điều khiển tàu, mọi chuyện cũng đã quá muộn. Cánh cửa để dẫn Phobos-Grunt đến sao Hỏa (căn cứ vào sự thẳng hàng giữa hành tinh Đỏ và Trái đất) đã khép lại, Space.com phân tích.
Phobos-Grunt là tàu không gian thứ 19 mà Nga phóng lên sao Hỏa kể từ năm 1960, tuy nhiên chưa có bất cứ một sứ mệnh nào thành công trọn vẹn.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
