Tìm thấy thêm một cá thể rùa Hoàn Kiếm ngoài tự nhiên

Sau nhiều ngày tìm kiếm điều tra, Chương trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP) đã phát hiện thêm một cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Xuân Khanh (Sơn Tây, Hà Nội), nâng số cá thể rùa này còn sống trên toàn thế giới lên bốn con và mở ra cơ hội ghép đôi để nhân giống bảo tồn rùa quý.

Loài Giải Sin-hoe (Rafetus swinhoei) còn có tên gọi khác là rùa Hoàn Kiếm, được xem là loài rùa nguy cấp, quý, hiếm nhất thế giới. Tháng 1/2016, “cụ” rùa khổng lồ, cá thể rùa Hoàn Kiếm cuối cùng sống tại hồ, với tuổi thọ ước tính hơn 100 tuổi đã ra đi. Rùa Hoàn Kiếm được tin rằng đã gần bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên.

Tìm thấy thêm một cá thể rùa Hoàn Kiếm ngoài tự nhiên
Bức ảnh cá thể rùa tại hồ Xuân Khanh được chụp vào tháng 5/2017. (Ảnh: Nguyễn Văn Trọng – ATP).

Tính đến năm 2016, chỉ có ba cá thể của loài được ghi nhận còn tồn tại trên thế giới. Trong đó, hai cá thể đang được nuôi tại Vườn thú Tô Châu, Trung Quốc. Cặp rùa này gồm một cá thể cái và cá thể đực già đã được ghép đôi sinh sản từ năm 2008 nhưng các nỗ lực nhân giống vẫn chưa thành công do trứng rùa không được thụ tinh. Trong khi đó, cá thể rùa hoang dã duy nhất đã được các cán bộ ATP tìm thấy tại khu vực hồ Đồng Mô, phía bắc Hà Nội vào năm 2007.

Qua các cuộc khảo sát của ATP, nhiều khu vực ưu tiên cho công tác bảo tồn loài đã được xác định. Tuy nhiên, đối với phần lớn các khu vực này, các ghi nhận về việc săn bắt loài đã cũ và có thể loài rùa này đã biến mất hoàn toàn ở nhiều khu vực. Hầu hết các cá thể rùa khổng lồ đã bị săn bắt ở các khu vực hồ nhân tạo được xây dựng tại các khu vực đất ngập nước. Tuy nhiên, cũng có nhiều khu vực hồ rộng với địa hình phức tạp, và có diện tích hơn 1.000 ha. Loài rùa này có tập tính bí ẩn, hiếm khi nổi và lên bờ tắm nắng, thường sử dụng phần lớn thời gian của mình ở các vùng nước sâu. Điều này khiến cho việc định dạng các cá thể được ghi nhận là vô cùng khó khăn và tốn thời gian.

Tìm thấy thêm một cá thể rùa Hoàn Kiếm ngoài tự nhiên
Anh Nguyễn Văn Trọng, cán bộ ATP, đang tiến hành lọc mẫu nước tại hồ để chuẩn bị cho phân tích gen môi trường. (Ảnh: ATP).

Để giải quyết vấn đề này, ATP đã hợp tác với Tổ chức Turtle Survival Alliance (TSA) của Mỹ và Tiến sĩ Caren Goldberg thuộc Đại học bang Washington của Mỹ để ứng dụng kỹ thuật Gen môi trường (eDNA) trong việc tìm kiếm loài rùa này.

eDNA là một kỹ thuật mới được nghiên cứu và ứng dụng trong nghiên cứu rùa và động vật hoang dã. Tiến sĩ Goldberg là một trong số các chuyên gia tiên phong trong lĩnh vực này. Kỹ thuật này tập trung vào việc phát hiện các dấu vết di truyền nhỏ nhất trong mẫu nước được thu tại nơi cần xác minh sự tồn tại của một loài động vật nào đó. Phương pháp này thường được áp dụng đối với các loài cá và lưỡng cư, gần đây, kỹ thuật này đã được ứng dụng với các loài rùa nguy cấp.

ATP đã thu thập mẫu nước từ nhiều hồ khác nhau, bao gồm hồ Đồng Mô nơi cá thể rùa Hoàn Kiếm hoang dã duy nhất được biết đến còn tồn tại. Tuy nhiên, các mẫu eDNA đã không mang lại kết quả như mong đợi. Có thể, yếu tố pha loãng trong các vùng nước lớn, cùng với việc có thể chỉ có duy nhất một cá thể còn tồn tại, đã làm cho quá trình này trở nên khó khăn.

Vào cuối năm 2016, ATP có tin tức về một cá thể rùa mai mềm kích thước lớn được nhìn thấy ở hồ Xuân Khánh, thị xã Sơn Tây, cách Hà Nội và hồ Đồng Mô không xa.

Trước đó, hồ Xuân Khanh đã được tổ chức này tập trung khảo sát vào năm 2012. Vào thời gian đó, đã xuất hiện một bức ảnh chụp một cá thể rùa lớn trên hồ. Tuy nhiên, bức ảnh này không đủ rõ để xác nhận đây là ảnh một cá thể rùa.

Với thông tin mới vào năm 2016, ATP đã quyết định tiến hành thêm các đợt quan sát trong năm 2017. Sau hàng nghìn giờ quan sát, nhóm đã thấy được cá thể rùa một vài lần.

Tìm thấy thêm một cá thể rùa Hoàn Kiếm ngoài tự nhiên
Anh Nguyễn Tài Thắng, cán bộ ATP tiến hành điều tra quan sát tại hồ Xuân Khanh, Việt Nam. (Ảnh: ATP).

Đặc biệt, vào tháng 5-2017, cuối cùng, anh Nguyễn Văn Trọng, một cựu ngư dân tham gia vào công tác bảo tồn cùng ATP đã chụp được một bức ảnh rùa. Bức ảnh cho thấy đây là một cá thể rùa mai mềm lớn, nhưng lại không thể định dạng loài.

ATP quyết định tiến hành thu mẫu eDNA và phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm thuộc Đại học bang Washington. Kết quả phân tích dương tính với kết luận rằng các dấu vết di truyền từ các mẫu nước phù hợp với các mẫu hiện có của loài, cho thấy rằng cá thể rùa trong hồ là một cá thể thuộc loài rùa Hoàn Kiếm. Phát hiện này đã nâng tổng số lượng cá thể của loài hiện được biết đến trên thế giới lên con số bốn.

Kết quả này mang lại hy vong mới, với khả năng ghép đôi các cá thể hoang dã trong môi trường có kiểm soát để phục vụ mục đích nhân giống bảo tồn.

Tuy vậy, việc bảo tồn và tương lai của loài rùa quý hiếm nhất thế giới này vẫn chưa được bảo đảm, cần thêm nhiều nỗ lực để bảo vệ các cá thể đã biết, bắt, xác định giới tính và di chuyển chúng đến cùng một địa điểm để tiến hành ghép đôi. ATP vẫn đang khảo sát các khu vực ưu tiên khác nghi có loài rùa Hoàn Kiếm và hy vọng việc sử dụng kỹ thuật gene môi trường sẽ giúp xác nhận thêm các cá thể rùa khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Cảnh rắn xé xác con mồi ăn theo cách chưa từng có

Cảnh rắn xé xác con mồi ăn theo cách chưa từng có

Sống trong rừng nhiệt đới, loài rắn nước Gerard (Gerarda prevostiana) thường ăn những con cua mai mềm có kích cỡ to hơn bản thân chúng.

Đăng ngày: 10/04/2018
Các nhà khoa học đã biết được làm thế nào loài chim nhìn thấy từ trường Trái đất

Các nhà khoa học đã biết được làm thế nào loài chim nhìn thấy từ trường Trái đất

Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học biết được làm thế nào loài chim nhìn thấy từ trường Trái đất.

Đăng ngày: 09/04/2018
Loài cá độc ác: Cá bố mang thai rồi diệt con

Loài cá độc ác: Cá bố mang thai rồi diệt con

Cá chìa vôi là những động vật biển có cơ thể dài, mảnh và bơi theo chiều thẳng đứng. Chúng sống trong những tầng cỏ biển ở các vùng nước ấm.

Đăng ngày: 09/04/2018
Chim cánh cụt thật sự đang sống trên đảo rác

Chim cánh cụt thật sự đang sống trên đảo rác

Đảo rác trên đại dương không còn là điều xa vời hay đơn thuần là lời cảnh báo.

Đăng ngày: 09/04/2018
Những con ngựa nổi tiếng trong sử sách Trung Quốc

Những con ngựa nổi tiếng trong sử sách Trung Quốc

Dưới đây là những con ngựa nổi tiếng trong sử sách Trung Quốc, mời các bạn cùng tham khảo.

Đăng ngày: 09/04/2018
Loài cá con đực mang thai - Cá ngựa

Loài cá con đực mang thai - Cá ngựa

Cá ngựa sinh con rất lạ: Con đực làm nhiệm vụ mang thai và đẻ. Đuôi cá đực có một cái túi, gọi là túi ấp trứng. Túi này gồm có 2 lớp da cá. Trước túi có một lỗ, đó là lỗ để con cái đẻ trứn

Đăng ngày: 09/04/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News