Tinh tinh nuôi nhốt 28 tuổi lần đầu nhìn thấy bầu trời

Sống trong điều kiện nuôi nhốt từ khi chào đời, tinh tinh cái Vanilla ngần ngại bước ra ngoài, nhưng sau đó tỏ ra thích thú với môi trường mới.


Tinh tinh Vanilla lần đầu bước ra không gian rộng mở. (Video: Save the Chimps).

Tiến sĩ Andrew Halloran, nhà linh trưởng học tại tổ chức phi lợi nhuận Save the Chimps, chia sẻ đoạn video ghi lại khoảnh khắc tinh tinh 28 tuổi Vanilla lần đầu nhìn ngắm bầu trời với không gian rộng mở, Live Science hôm 29/6 đưa tin.

Khi chào đời, Vanilla sống trong Phòng thí nghiệm Y học Thực nghiệm và Phẫu thuật ở Linh trưởng (LEMSIP) tại New York. Tại đây, nó cùng hàng chục con tinh tinh khác được nuôi nhốt trong những chiếc lồng nhỏ, chỉ rộng khoảng 1,5 m, treo lên giống như lồng chim.

Năm 1997, khi Vanilla 2 tuổi, phòng thí nghiệm đóng cửa. Con vật được chuyển đến chuồng rộng rãi hơn ở khu bảo tồn Wildlife Waystation, bang California. Tuy nhiên, chuồng vẫn có mái che, ngăn cách nó với thế giới bên ngoài. "Ở California, Vanilla sống với vài con tinh tinh khác bên trong chuồng có hàng rào mắt lưới, không có cỏ và rất nghèo nàn", Halloran cho biết.


Tinh tinh Vanilla nhảy ra khỏi cửa dù lúc đầu tỏ ra do dự.

Wildlife Waystation ngừng hoạt động vào năm 2019. Sau đó, Vanilla cùng những thành viên khác trong nhóm được đưa đến Save the Chimps, bang Florida, bằng máy bay FedEx theo chương trình FedEx Cares, cuối cùng đến khu bảo tồn của tổ chức trên một chiếc xe tải. Sau khi trải qua thời gian cách ly, một thủ tục tiêu chuẩn tại khu bảo tồn, chúng dần dần được ghép vào một trong những đàn lớn hơn tại đây.

Trong video mới công bố, Vanilla nhảy ra khỏi cửa dù lúc đầu tỏ ra do dự. Dwight, tinh tinh đực đầu đàn chào đón nó bằng một cái ôm. Nó liên tục nhìn lên trời trong quá trình khám phá môi trường sống mới, rộng mở và đầy cỏ xanh.

Save the Chimps tọa lạc trên một khu rừng cam từng bị ô nhiễm nhưng giờ đã chuyển đổi thành "thiên đường tinh tinh", với 12 đảo nhân tạo nằm rải rác trên diện tích hơn 600.000 m2. Các hòn đảo đều có nước bao quanh nên không cần rào nhốt động vật. Nơi này có 226 con tinh tinh đang sinh sống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay

Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Đăng ngày: 20/04/2025
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Đăng ngày: 20/04/2025
Nghịch lý: Động vật càng

Nghịch lý: Động vật càng "to xác" càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?

Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Đăng ngày: 18/04/2025
Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Đăng ngày: 17/04/2025

"Ma sông Mekong" bất ngờ xuất hiện ở Campuchia

Các chuyên gia bão tồn tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện một loài cá chép quý hiếm đã bị mất tích hơn 20 năm qua.

Đăng ngày: 17/04/2025
Lạ lùng loài cá được tìm thấy ở Nam Cực: Có máu màu trắng, sẽ chết nếu nhiệt độ vượt quá 5 độ

Lạ lùng loài cá được tìm thấy ở Nam Cực: Có máu màu trắng, sẽ chết nếu nhiệt độ vượt quá 5 độ

Các nhà khoa học cho biết, loài cá băng ở Nam Cực này chỉ có thể sống được trong môi trường nước lạnh không thể vượt quá 5 độ C.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News