Tinh tinh sử dụng chiến thuật quân sự của con người

Các nhà khoa học phát hiện tinh tinh sống ở Bờ Biển Ngà tiến hành giám sát lẫn nhau để tránh xa hoặc kích động xung đột, tương tự con người.

Tinh tinh sử dụng một chiến thuật quân sự cổ đại để ra quyết định và tránh xung đột chết chóc với đàn đối thủ, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí PLOS Biology. Các nhà nghiên cứu phát hiện hai đàn tinh tinh miền tây (Pan troglodytes verus) ở châu Phi leo lên đồi để giám sát lẫn nhau, tương tự nhiệm vụ trinh sát trong quân đội. Sau đó, chúng sử dụng hiểu biết thu được để quyết định có nên tiến vào lãnh địa tranh chấp hay không, Live Science hôm 10/11 đưa tin.

Tinh tinh sử dụng chiến thuật quân sự của con người
Tinh tinh leo lên đồi cao để quan sát tình hình đàn đối thủ. (Ảnh: Reuters).

Nhiều động vật đề phòng nguy hiểm trong môi trường sống, nhưng đây là lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát một loài không phải con người tỉ mỉ tận dụng địa thế cao để đánh giá nguy cơ trong một cuộc xung đột lãnh thổ. "Điều này thể hiện khả năng nhận thức và hành động dựa trên những gì chưa biết để thu được nhiều thông tin hơn", trưởng nhóm nghiên cứu Sylvain Lemoine, phó giáo sư nhân chủng học sinh học ở Đại học Cambridge, nhận xét.

Tận dụng địa thế cao là một trong những chiến thuật quân sự cổ xưa nhất của con người trong chiến tranh, theo nhóm nghiên cứu ở Đại học Cambridge. Tinh tinh sống theo bầy đàn cạnh tranh đất đai và tài nguyên. Hành vi thông thường của chúng bao gồm phối hợp tấn công, đôi khi gây mất mạng. Lãnh thổ giữa các đàn tinh tinh không được đánh dấu bằng đá và sự hiện diện hàng ngày của chúng ở một khu vực rất quan trọng.

Nghiên cứu mới theo dõi hai đàn tinh tinh sống cạnh nhau trong dự án tinh tinh Taï, một dự án bảo tồn ở vườn quốc gia Taï tại Bờ Biển Ngà. Nhóm nghiên cứu cùng với sinh viên và trợ lý người địa phương đi theo những con tinh tinh 8 - 12 giờ/ngày từ năm 2013 đến 2016, thu thập dữ liệu hành vi và GPS.

Dữ liệu cho thấy tinh tinh nhiều khả năng trèo lên đồi cao hơn khi di chuyển tới ranh giới lãnh thổ của chúng. Khi ở trên đồi, chúng lặng lẽ ngồi yên thay vì tích cực làm các hoạt động có thể cản trở khả năng nghe ngóng. Những con tinh tinh trong nghiên cứu dễ di chuyển từ vùng đất cao tới lãnh thổ tranh chấp khi đối thủ ở xa, chứng tỏ chúng sử dụng ngọn đồi để tránh xung đột. Tuy nhiên, chúng cũng có thể tận dụng địa thế cao để tìm cơ hội tấn công. Lemoine để ý khi thành viên của hai đàn gặp nhau, sự cân bằng quyền lực (tức số lượng ở mỗi bên) là một yếu tố quan trọng xác định bạo lực có leo thang ở một bên hay không.

Nghiên cứu của Lemoine và cộng sự chỉ xem xét tinh tinh ở vườn quốc gia Taï, nhưng họ cho rằng những con tinh tinh khác cũng sử dụng chiến thuật tương tự, tùy theo địa hình. Khả năng nhận thức phức tạp giúp tinh tinh mở rộng lãnh thổ được thúc đẩy bởi chọn lọc tự nhiên, chứng tỏ chiến thuật chiến đấu trên có nguồn gốc từ tiến hóa.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài vẹt thông minh nhất thế giới, thích sống ở độ cao 2000m

Loài vẹt thông minh nhất thế giới, thích sống ở độ cao 2000m

Vẹt Kea sống ở dãy Alps phía Nam của New Zealand, nơi chúng sống ở độ cao lên tới 2.000 mét.

Đăng ngày: 13/11/2023
Thằn lằn to bằng con chó đe dọa miền nam nước Mỹ

Thằn lằn to bằng con chó đe dọa miền nam nước Mỹ

Sâu trong vùng Everglades, thằn lằn tegu, loài bò sát phàm ăn với vảy đốm bắt mắt, nằm trong số những loài xâm hại gây lo ngại nhất nước Mỹ.

Đăng ngày: 13/11/2023
Thú mỏ vịt bạch thể cực hiếm được phát hiện ở Úc

Thú mỏ vịt bạch thể cực hiếm được phát hiện ở Úc

Các nhà nghiên cứu đang đi tìm loài rùa có nguy cơ tuyệt chủng tại Úc đã phát hiện ra thứ thậm chí còn hiếm thấy hơn - một con thú mỏ vịt màu trắng bơi trên dòng suối ở bang New South Wales.

Đăng ngày: 12/11/2023
Loài động vật tưởng đã tuyệt chủng bất ngờ được tìm thấy

Loài động vật tưởng đã tuyệt chủng bất ngờ được tìm thấy

Một loài động vật tưởng chừng như đã biến mất hoàn toàn và tuyệt chủng từ hơn 60 năm trước đã bất ngờ xuất hiện trở lại, khiến nhiều nhà khoa học kinh ngạc.

Đăng ngày: 11/11/2023
Khỉ mắt xanh, ngón tay phát sáng chào đời ở Trung Quốc

Khỉ mắt xanh, ngón tay phát sáng chào đời ở Trung Quốc

Các nhà khoa học ở Trung Quốc vừa công bố sự ra đời của một thế hệ linh trưởng độc đáo, không giống với bất kỳ loài nào từng được ghi nhận trước đây.

Đăng ngày: 10/11/2023
Kỳ lạ loài thằn lằn không tai giống rồng mini

Kỳ lạ loài thằn lằn không tai giống rồng mini

Các nhà nghiên cứu chỉ mới bắt đầu hiểu được cuộc sống khó hiểu của loài thằn lằn không tai ở Borneo, một hòn đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 08/11/2023
Hoạt động khai thác vàng đe dọa các loài chim nhiệt đới

Hoạt động khai thác vàng đe dọa các loài chim nhiệt đới

Các loài chim nhiệt đới, từ bói cá, hồng tước cho đến chim chích, đang có dấu hiệu bị ô nhiễm thủy ngân khi hoạt động khai thác vàng thủ công và quy mô nhỏ tiến sâu hơn vào rừng rậm.

Đăng ngày: 07/11/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News