Tòa án Đức cho phép cấm lưu hành xe ôtô chạy bằng diesel

Các thành phố Đức được quyền cấm xe ôtô chạy bằng động cơ diesel để cải thiện chất lượng không khí sau phán quyết của tòa án.

Tòa án Hành chính Liên bang Đức cho phép chính quyền các thành phố áp dụng lệnh cấm lưu hành xe ôtô chạy bằng động cơ diesel nhằm đối phó với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại các thành phố lớn của Đức, đặc biệt là Stuttgart và Duesseldorf, AFP đưa tin.

Tòa án Đức cho phép cấm lưu hành xe ôtô chạy bằng diesel
Xe chạy bằng động cơ diesel là một trong những tác nhân gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở Đức. (Ảnh: NewIndian Express).

Phán quyết được đưa ra vào hôm qua sau một cuộc chiến pháp lý giữa Tổ chức Môi trường Deutsche Umwelthilfe (DUH) và chính quyền thành phố Stuttgart và Duesseldorf. Các nhà hoạt động môi trường không ngừng gây sức ép buộc các cấp chính quyền phải có hành động để đối phó với các hạt bụi mịn và oxit nitơ độc hại trong không khí, phát ra từ các động cơ diesel cũ.

Tòa án hành chính cao nhất của Đức không áp đặt lệnh cấm nhưng cho phép các thành phố áp dụng nó. Đây là một quyết định gây sốc đối với chính phủ, các hãng sản xuất ôtô và các nhà phân phối dầu diesel trong nước. Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Ôtô Đức, Matthias Wissmann, chỉ trích mạnh mẽ quyết định này, ông cho rằng các tiêu chuẩn về chất lượng không khí vẫn có thể đạt được nếu không có lệnh cấm.

Chính phủ đã phải lên tiếng, nhấn mạnh rằng lệnh cấm không phải là không thể tránh được, nhằm trấn an những người phản đối. "Tòa án chưa ban hành lệnh cấm nhưng đã tạo ra sự rõ ràng về pháp luật. Lệnh cấm vẫn có thể tránh được, và mục tiêu của tôi là giữ chúng không có hiệu lực", Barbara Hendricks, Bộ trưởng Bộ Môi trường cho biết.

Theo ước tính, khoảng 10 triệu xe ôtô sẽ bị ảnh hưởng trên toàn nước Đức. Bộ Giao thông Đức cho biết họ đang lên kế hoạch cập nhật các quy định về giao thông trong trường hợp lệnh cấm được ban hành.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018

"Quái vật phương Đông" giết 10 người châu Âu: Từ đâu mà đến?

Một hiện tượng thời tiết cực đoan được gọi là “Quái vật phương Đông” đang càn quét châu Âu, khiến nhiệt độ giảm thấp và tuyết rơi dày ở nhiều quốc gia.

Đăng ngày: 01/03/2018

"Quái vật từ phương Đông" nhấn chìm nước Anh trong băng giá

Những trận gió Siberia bắt đầu càn quét nước Anh vào đêm qua (25/2) khiến nước Anh phải đối mặt với mùa đông lạnh nhất

Đăng ngày: 27/02/2018
Không ngờ có một ngày Bắc Cực còn ấm hơn nhiều nước tại châu Âu

Không ngờ có một ngày Bắc Cực còn ấm hơn nhiều nước tại châu Âu

Nếu đang ở châu Âu, bạn có thể đang phải chịu những đợt gió cắt lạnh đến thấu xương, vì nhiệt độ tại nhiều quốc gia đang ở dưới 0°C.

Đăng ngày: 27/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News