Tòa nhà chỉ sử dụng năng lượng bền vững
Một tổ hợp chung cư mới tên Papieri Cham nằm ở bờ hồ Zug ở Cham không thải carbon nhờ kết hợp các hệ thống năng lượng địa nhiệt, thủy điện và quang điện.
Thay vì tính toán tổ hợp sẽ cần bao nhiêu năng lượng, đơn vị xây dựng là Cham Group áp dụng cách tiếp cận trái ngược và tìm cách không thải carbon thông qua hạn chế năng lượng mà tổ hợp chung cư sử dụng, Interesting Engineering hôm 10/6 đưa tin.
Tòa nhà không thải carbon nhìn từ mặt ngoài. (Ảnh: Cham Group).
Để đối phó hiện tượng Trái đất ấm lên, các nước đặt mục tiêu tham vọng là không thải carbon trong những thập kỷ tới. Việc đạt mục tiêu như vậy đòi hỏi lên kế hoạch cấp quốc gia nhằm xử lý khí thải, nhưng khi mỗi đơn vị thành phần đều hướng tới không thải carbon, mục tiêu sẽ dễ trở thành hiện thực hơn. Đây dường như là ý tưởng phía sau dự án xây tổ hợp chung cư không thải carbon.
Tòa nhà được xây bằng vật liệu tổng hợp gỗ - bê tông hoặc thậm chí bê tông tái chế ở bất cứ chỗ nào có thể. Nhà thầu cũng đảm bảo họ sử dụng lộ trình vận chuyển ngắn để hoàn thành thi công, đồng thời dựa vào các vật liệu xây dựng của Thụy Sĩ để giữ lượng khí thải carbon từ quá trình xây dựng ở mức tối thiểu.
Georg Dubacher, cố vấn năng lượng, giải thích dự án xoay quanh ý tưởng hạ thấp mức tiêu thụ năng lượng hàng năm bình quân đầu người của Thụy Sĩ từ 8.000 watt xuống mức trung bình thế giới hiện nay là 2.000 watt. Papieri lắp pin quang điện giúp cung cấp 50% nhu cầu năng lượng. Khoảng 40% nhu cầu năng lượng được đáp ứng bởi nhà máy thủy điện hoạt động trên sông Lorze gần đó.
Cham Group đang nâng cấp nhà máy thủy điện để ngừng sử dụng cánh quạt turbine gỗ cũ kỹ và thay bằng loại mới hiệu quả hơn. Thang dành cho cá và hải ly cũng được tích hợp vào dự án để động vật có thể di chuyển tự do ở thượng nguồn và hạ nguồn sông. Nhu cầu năng lượng còn lại đến từ lưới điện với các biện pháp cắt giảm carbon riêng.
Tuy hướng tới giảm mức tiêu thụ năng lượng của cư dân, dự án không bỏ qua nhu cầu của người dân. Nhu cầu sưởi và làm mát vốn tiêu hao nhiều năng lượng và khó duy trì trong cấu hình không thải carbon. Tuy nhiên, nhà thầu đạt được điều này thông qua hệ thống tự nhiên có thể sạc nhiều lần. Sử dụng hệ thống năng lượng địa nhiệt với thiết bị thăm dò chôn sâu hơn 320m dưới lòng đất, đội ngũ xây dựng có thể khai thác hơi ấm từ đất để sưởi cho tòa nhà trong các tháng mùa đông, qua đó làm mát lớp đất bên dưới. Vào mùa hè, hệ thống đảo ngược hoạt động và tận dụng hơi lạnh từ đất để làm mát. Papieri Cham là minh chứng cho thấy mỗi công trình xây dựng có thể trung hòa carbon trong tương lai.

Giải mã công trình nghìn năm của Tần Thủy Hoàng khiến thế giới sửng sốt
Công trình được Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây dựng cách đây hơn 2.000 năm khiến hậu thế bất ngờ vì hoàn thành chỉ trong một thời gian rất ngắn mà giá trị mang lại vô cùng to lớn.

Cây cầu nước "phá vỡ mọi định luật vật lý" tại Hà Lan
Có rất nhiều điều kì vĩ trên thế giới mà thật đáng tiếc nếu bạn chưa từng được nhìn thấy, dù là trực tiếp hay gián tiếp.

Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ
Nói đến Hà Lan, người ta thường nghĩ đến bản lĩnh và quyết tâm của người dân nơi đây trong việc chế ngự các thảm kịch do bão lũ và nước biển dâng.

9 công trình kiến trúc "để đời" của Singapore
Quốc đảo sư tử với diện tích nhỏ và số dân khiêm tốn nhưng lại là một trong những điểm thu hút khách du lịch bậc nhất Đông Nam Á. Vì sao vậy?

Thăm khu hầm mộ hạt nhân đầu tiên trên thế giới, nơi 6.500 tấn chất thải phóng xạ sẽ yên nghỉ trong 10 vạn năm
Nền móng phía dưới Onkalo đã ổn định trong ít nhất 1 tỷ năm qua. Các nhà địa chất học cho biết khu vực này sẽ không phải hứng chịu thêm bất kỳ trận động đất nào cho đến tận kỷ băng hà tiếp theo.

Thủ đô mới của Indonesia - thành phố của tương lai
Indonesia đang tiến hành kế hoạch xây dựng Thủ đô mới tại Đông Kalimantan trên đảo Borneo, có tên gọi là Nusantara.
