Toán học kết duyên bóng đá

Một số nhà toán học đang có xu hướng đặt tên công trình nghiên cứu theo tên các cầu thủ bóng đá để thu hút sự quan tâm của công chúng với ngành khoa học cơ bản này.

Bị loại khỏi cúp UEFA, sau đó thua Manchester United tại trận chung kết Carling Cup nhưng các cổ động viên Tottenham được an ủi vì cầu thủ David Bentley của đội được tôn vinh trong toán học không gian đa chiều . 

Tên của cầu thủ David Bentley của Tottenham được đặt tên cho một công trình toán học.


Khoa học thế giới có truyền thống đặt tên những đối tượng nghiên cứu quan trọng theo tên người. Khi các nhà thiên văn khám phá ra các tiểu hành tinh mới, họ thường đặt tên chúng để tỏ lòng tôn kính với những cá nhân nổi tiếng, bao gồm các Pharaoh (2436 Hatshepsut), các giáo hoàng (8661 Ratzinger) và nhạc sĩ (1815 Beethoven, 3834 Zappafrank và 15092 Beegees).

Tương tự, các nhà sinh học cũng tìm cách vinh danh ai đó mỗi khi họ phát hiện một loài mới. Năm 2007, Joe McHugh phát hiện ra một loài bọ thân nhớt ở Peru và liền đặt tên nó là enisphindus roxannae theo tên người vợ Roxanne của ông.

Những tiền lệ trên đã mở ra một trào lưu mua quyền đặt tên trong khoa học của một số người giàu có. Để có tiền bảo tồn một loài khỉ Trung Mỹ, các nhà khoa học đã nhận 650.000 USD từ Joe Cavelli, một thương gia kinh doanh sòng bạc. Đổi lại, tên loài khỉ được đặt là Celiicebus aureipalatii, theo ý muốn của thương gia này.

Để công chúng quan tâm đến khoa học và gây quỹ 3.000 USD giúp đỡ trẻ em nghèo ở Guatemala, giáo sư Marcus Du Sautoy thuộc ĐH Oxford quyết định "bán" tên đối tượng đối xứng (symmetry) trong không gian đa chiều (các thực thể toán học trừu tượng có số lượng vô tận và được nối với nhau bởi các đường cong elliptic), một công trình mà ông nghiên cứu trong nhiều năm.

Đã có nhiều người mua tên các nhóm symmetry. Trong số đó, nhà toán học Tony Mann, ĐH Greenwich đã đề nghị đặt tên nhóm symmetry {Set [C [1], C [2], C [3], C [4]] = [40, 13, 4, 4]} là David Bentley, theo tên cầu thủ đội tuyển Tottenham. Lý do mà Mann đưa ra là 2 con số cuối cùng trong công thức tương xứng với tỷ số 4-4 trong trận Tottenham gặp Arsenal mà Bentley đã tỏa sáng.

Khi Jermaine Defoe trở lại Tottenham, Mann tiếp tục mua tên một nhóm symmetry nữa để đặt theo tên cầu thủ này. Lý do mà Mann đưa ra lần này là muốn đánh dấu dịp Defoe giúp Tottenham trở thành đội bóng xuất sắc nhất thành London.

Tuy nhiên, theo bạn bè của Mann, nguyên nhân sâu xa trong việc ông mua quyền đặt tên symmetry là để trêu đùa giáo sư Du Sautoy, một cổ động viên Arsenal cuồng nhiệt (Tottenham và Arsenal là hai đối thủ truyền kiếp cùng một thành phố).

Lịch sử thế giới từng ghi nhận sự kết duyên giữa toán học và bóng đá. Nhà toán học Harald Bohr từng là chơi cho đội tuyển Quốc gia Đan Mạch ở vị trí hậu vệ.

Tại Thế vận hội London 1908, Đan Mạch đánh bại Pháp với tỉ số 17-1 trong trận bán kết, nhưng thua Anh 2-0 ở trận chung kết. Khi Harald Bohr trở về, ông đã được dân chúng chào đón như một người hùng.

Còn khi Harald bảo vệ luận án tiến sĩ của tại ĐH Copenhagen năm 1910, đã có nhiều người hâm mộ bóng đá hơn là các nhà toán học trong khán phòng. Họ đến để xem cầu thủ của mình được vinh danh trong lĩnh vực khoa học.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla

Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla

Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.

Đăng ngày: 18/02/2025
Bí mật động trời về người đàn ông nhiều con nhất thế giới

Bí mật động trời về người đàn ông nhiều con nhất thế giới

Sultan Moulay Ismaïl - ông hoàng Morocco nổi tiếng tàn bạo và khát máu, cũng là người đàn ông "mắn đẻ" nhất trong lịch sử thế giới.

Đăng ngày: 18/02/2025
Những thiên tài thuận tay trái

Những thiên tài thuận tay trái

Không ít cô cậu học trò phải khổ sở vì bị bố mẹ và cô giáo bắt tập viết tay phải. Thực ra, có nhiều danh nhân là người thuận tay trái, như hoàng đế Pháp Napoleon, nữ hoàng Victoria, Chủ tịch Cuba Fidel Castro...

Đăng ngày: 13/02/2025
Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Đăng ngày: 12/02/2025
Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ

Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ

Archimedes của Syracuse là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp. Dù ít chi tiết về cuộc đời ông được biết, ông được coi là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Những thiên tài tự học

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại

Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Đăng ngày: 05/02/2025
Huyền thoại bác học Acsimet

Huyền thoại bác học Acsimet

Nhiều nhà bác học thông thái trong lịch sử đã để lại cho nhân loại những công trình nghiên cứu vô giá, nhưng họ cũng lưu lại cho hậu thế những mẫu chuyện cười ra nước mắt về “tính đãng trí bác học” của bản thân mình.

Đăng ngày: 02/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News