Tôm "hóa thạch sống" xuất hiện giữa sa mạc
Những quả trứng tôm nòng nọc nở sau nhiều năm được phát hiện bởi một du khách ghé thăm thành hệ đá ở Arizona.
Video: Viral Press
Kỹ sư vi tính Adar Leibovitch bắt gặp một đàn tôm nòng nọc 3 mắt, sinh vật tồn tại cùng thời với khủng long, trong vũng nước ở thành hệ đá "The Wave", Mail hôm 28/12 đưa tin. "Tôi rất bối rối nơi tôi đang ở giữa sa mạc và trong vũng nước có sinh vật sống. Làm thế nào điều này có thể xảy ra. Trứng của chúng đã ở đó nhiều năm và ngay khi trứng tiếp xúc với nước, tôm nòng nọc liền ra đời", Leibovitch chia sẻ.
Trong video của Leibovitch, những con tôm nòng nọc bơi ở vũng nước nông bên trong thành hệ đá. Tên gọi của tôm nòng nọc bắt nguồn từ phần đuôi dài hay lắc qua lắc lại. Chúng cũng có hai mắt kép lớn và một mắt đơn với tế bào cảm thụ ánh sáng. Loài tôm này thường được ví như "tôm khủng long" bởi hình dáng bên ngoài của chúng hầu như không thay đổi so với hóa thạch từ kỷ Devon cách đây 359 – 419 triệu năm, hơn 100 triệu năm trước khi khủng long bước trên Trái đất.
Tôm nòng nọc mới nở bơi ở vũng nước.
The Wave là thành hệ 190 triệu năm cấu tạo từ đụn cát biến đổi thành đá qua thời gian dài. Đụn cát xếp chồng lên nhau và cứng lại do trầm tích của muối canxi, tạo thành nhiều lớp dọc và ngang. Dù rất hiếm gặp, tôm nòng nọc từng xuất hiện Arizona hồi tháng 10. Hàng trăm con tôm nòng nọc chui ra từ những quả trứng nhỏ li ti và bắt đầu bơi quanh hồ nước tạm thời hình thành tại Đài tưởng niệm quốc gia Wupatki, cách Flagstaff khoảng 48 km. Sau đó, chúng trưởng thành chỉ sau hơn một tuần, giao phối và đẻ trứng để lặp lại chu kỳ, ban quản lý Wupatki cho biết.

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay
Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Nghịch lý: Động vật càng "to xác" càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?
Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

"Ma sông Mekong" bất ngờ xuất hiện ở Campuchia
Các chuyên gia bão tồn tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện một loài cá chép quý hiếm đã bị mất tích hơn 20 năm qua.
