Tôm hùm thoát chết trong gang tấc vì có màu cam như nấu chín
Con tôm hùm vẫn khỏe mạnh và mang màu sắc hiếm gặp nên nhân viên nhà hàng đã quyết định không làm thịt.
Tôm hùm trông giống như đã nấu chín. (Ảnh: Dan Radel).
Nhân viên cửa hàng Stop & Shop ở thị trấn Toms River, bang New Jersey, phát hiện tôm hùm Mỹ có màu sắc khác thường trong lô hàng mới được chuyển đến, UPI hôm 22/7 đưa tin. Cửa hàng quyết định không bán con vật quý hiếm mà sẽ tìm một mái nhà mới phù hợp cho nó. Các nhân viên đang trao đổi với Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên thiên nhiên của Đại học Rutgers về việc nhận nuôi tôm hùm.
Tôm hùm Mỹ màu cam rất hiếm nhưng các chuyên gia chưa rõ chính xác tỷ lệ của chúng so với tôm hùm thường. "Theo các ước lượng không chính thức, khoảng một triệu con tôm hùm mới có một con màu cam. Tuy nhiên, tôi chưa thấy bản đánh giá khoa học nào về tỷ lệ thực sự ngoài tự nhiên", Rick Wahle, giám đốc Viện nghiên cứu tôm hùm thuộc Đại học Maine, cho biết.
Dù 1/1.000.000 là tỷ lệ rất nhỏ, Wahle cho rằng việc ngư dân có thể bắt 100 con tôm hùm màu cam mỗi năm cũng không quá ngạc nhiên. Nguyên nhân là số lượng tôm hùm đánh bắt ở Mỹ hàng năm lên tới 100 triệu con.
Tôm hùm Mỹ (Homarus americanus) là động vật ăn tạp. Tuổi thọ của chúng ngoài tự nhiên là 50 năm hoặc hơn. Chúng có thị lực kém nhưng vị giác và khứu giác rất phát triển. Tôm hùm Mỹ chủ yếu ăn cá và động vật thân mềm, ngoài ra cũng ăn tảo và một số thực vật khác.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?
Loài cá vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.
