Tốn sức giết đại bàng, báo đốm lại có hành động khó tin phía sau
Tốn công mai phục để bắt đại bàng, báo đốm lại có hành động khó hiểu khi giết chết con mồi rồi bỏ đi.
Cảnh tượng khó tin này được du khách ghi lại tại Botswana, phía Nam châu Phi.
Trong clip, một con báo đốm đang đứng từ xa quan sát con đại bàng Martial. Nhân lúc đối phương lơ là, mất cảnh giác, báo đốm đã lập tức lao tới rồi tung ra đòn tấn công. Nằm gọn dưới móng vuốt sắc nhọn của kẻ đi săn, con đại bàng ra sức phản kháng nhưng không được.
Điều bất ngờ là con báo trong clip lại không hề ăn thịt đại bàng. Nó chỉ giết chết con mồi rồi sau đó lặng lẽ bỏ đi. Dường như con báo chỉ coi đây là màn tập dượt hoặc nó vẫn no nên chưa muốn ăn.
Con báo chỉ giết chết con mồi rồi sau đó lặng lẽ bỏ đi.
Đại bàng Martial (tên khoa học: Polemaetus bellicosus) là một loài đại bàng lớn có nguồn gốc từ châu Phi cận Sahara.
Kích thước của một con đại bàng Martial trưởng thành có thể đạt từ 78 đến 96 cm, cao 85 cm và nặng khoảng 4 kg. Chúng có thị lực cực kì nhạy bén, gấp từ 3 - 3,6 lần thị lực con người. Nhờ thế mạnh này, đại bàng có thể phát hiện con mồi tiềm năng từ một khoảng cách rất xa, lên tới 5 km.
Vũ khí lợi hại bậc nhất của đại bàng Martial là bộ móng nhọn và sắc như dao, với khả năng sát thương rất lớn. Bộ vuốt sắc nhọn này kết hợp với những cú bổ nhào đạt vận tốc lên tới 250 km/h có thể giết chết các con mồi cỡ nhỏ như cáo, thỏ, lợn rừng hay thậm chí là cả chó sói.
Tuy là kẻ thống lĩnh bầu trời trên đồng cỏ châu Phi nhưng chúng vẫn không phải là đối thủ của báo đốm, nếu đặt chân xuống mặt đất.

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)
Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)
Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!
Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.
