Top 10 dấu hiệu cho thấy bạn đang bị mất ngủ

Mất ngủ gây ra những hệ lụy không tốt cho chính chúng ta và cả những người xung quanh.

Trong một xã hội luôn đòi hỏi năng suất công việc và những thời khắc dành cho bản thân, nhiều khi chúng ta phải đưa ra lựa chọn cắt giảm thời gian ngủ của mình. Thật dễ dàng khi xem việc chỉ mất đi một vài giờ ngủ chẳng có gì là to tát, nhưng rồi theo thời gian, nó sẽ tích tụ và hình thành nên khoản "nợ ngủ". Sau nhiều ngày không được nghỉ ngơi, chúng ta bắt đầu suy nghĩ vẩn vơ, buồn phiền vì những chuyện vặt vãnh và thậm chí nhìn thấy những thứ không có thật trước mắt.

Có rất nhiều triệu chứng của mất ngủ ảnh hưởng đến cơ thể và não bộ của chúng ta. Mất ngủ có thể là nguồn cơn của những tan vỡ trong gia đình, những thiếu sót trong công việc và cả những tình huống đe dọa đến tính mạng.

1. Không thể xử lý căng thẳng

Nếu gần đây bạn liên tục bị rơi vào trạng thái căng thẳng, rất có thể những gì bạn phải đối mặt hàng ngày không phải là nguyên nhân chính mà thật ra là do chất lượng giấc ngủ không đảm bảo. Thiếu ngủ làm suy giảm năng lực đối phó với những khó khăn và thách thức hàng ngày, chẳng hạn như giao thông vào giờ cao điểm.

Ngủ không đủ có thể làm giảm ngưỡng "nhận thức căng thẳng". Mặc dù thiếu ngủ có thể làm gia tăng căng thẳng, nhưng chính bản thân căng thẳng cũng có thể dẫn đến thiếu ngủ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hormone căng thẳng có thể gây kích thích, đặc biệt là ở nam giới trung niên. Điều này có thể là do hệ thống phản ứng căng thẳng hoạt động quá mức vào những giờ tối muộn.

Theo nghiên cứu, những người ngủ đủ giấc vào những giai đoạn căng thẳng thường có thể tập trung vào công việc, trong khi những người đối phó với căng thẳng bằng việc thức khuya thường bị thu hút sự tập trung của họ vào những cảm xúc mông lung.

2. Trí nhớ kém

Top 10 dấu hiệu cho thấy bạn đang bị mất ngủ

Nếu bạn thừa nhận bản thân "thậm chí không thể nhớ lần cuối cùng mình có một giấc ngủ ngon", thì vấn đề thật sự của bạn đã được phơi bày. Sau một đêm thao thức, bạn dễ trở nên đãng trí hoặc trải qua những khoảnh khắc hay quên của người già.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấc ngủ sâu đóng một vai trò quan trọng đối với trí nhớ, vì nó tạo điều kiện kết nối giữa các tế bào thần kinh. Bạn càng không ngủ sâu, càng ít hình thành nên mối liên kết giữa các tế bào thần kinh. Cả người và động vật đều thể hiện tệ hơn trong các bài kiểm tra trí nhớ khi thiếu ngủ.

Giấc ngủ REM hỗ trợ đặc biệt cho việc hình thành và lưu giữ những ký ức cảm xúc, có xu hướng là những ký ức sống động nhất đối với chúng ta trong nhiều thập kỷ.

Vậy lời khuyên ở đây là gì? Nếu đang phải đối mặt với một công việc đòi hỏi trí nhớ nhạy bén, bạn nên chọn ngủ sớm. Ví dụ, một học sinh trong "tuần thi tổng kết" không nên thức trắng đêm để ôn bài. Tốt hơn hết là họ nên học cho đến khi cảm thấy mệt và sau đó ngủ thật đầy đủ trước ngày thi hôm sau.

3. Không thể tập trung

Nếu buộc phải đến văn phòng vào thứ Hai sau một cuối tuần khá bệ rạc và giả vờ hứng thú với một cuộc họp dài, bạn có thể gặp phải một dấu hiệu khác của tình trạng thiếu ngủ - mất khả năng tập trung.

Trong nghiên cứu, các đối tượng thiếu ngủ đã thực hiện kém hơn trong các bài kiểm tra đòi hỏi sự tập trung. Họ đã đánh giá thấp tác động của thiếu ngủ đối với khả năng tập trung.

Những tác động này tăng lên khi khoản "nợ ngủ" của chúng ta được bồi đắp thêm. Một người ngủ năm tiếng mỗi đêm trong một tuần sẽ thực hiện các công việc đòi hỏi sự tập trung tốt hơn so với người chỉ ngủ bốn tiếng mỗi đêm.

4. Tăng cảm giác thèm ăn

Việc kiểm soát lượng calo nạp vào là điều không hề dễ dàng với hầu hết mọi người, nhưng một khi đã thiếu ngủ thì việc kiểm soát cảm giác thèm ăn gần như là không thể.

Thiếu ngủ gây ra nhiều vấn đề đối với một người có chế độ ăn uống lành mạnh. Càng thức lâu, bạn càng dành nhiều thời gian để tiêu hao calo, nhưng thiếu ngủ cũng sẽ dẫn đến đói. Những người mất ngủ có nồng độ hormone cao, báo hiệu cho cơ thể rằng đã đến lúc ăn, bên cạnh đó hormone báo hiệu đã no hoặc hài lòng sẽ bị giảm đi.

Bộ não của bạn chuyển hóa đường với tốc độ chậm hơn khi thiếu ngủ. Kết quả là, những người thiếu ngủ cho biết họ thèm đồ ngọt và đồ ăn mặn, bên cạnh tinh bột. Các nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa thiếu ngủ và bệnh béo phì. Những người thiếu ngủ có nguy cơ béo phì gấp đôi khi so sánh với những người ngủ đủ.

5. Các vấn đề về thị lực

Các vấn đề về thị lực do thiếu ngủ làm tăng nguy cơ dẫn đến rất nhiều các loại rủi ro, chẳng hạn như ngã, va chạm xe hoặc lơ đãng trong công việc. Sau khi thức trắng đêm, bạn sẽ giống như đang cố thoát khỏi một thế giới mờ ảo. Méo mó về thị giác và khó tập trung là những triệu chứng nguy hiểm của tình trạng thiếu ngủ.

Bạn thậm chí có thể bắt đầu nhìn thấy những thứ không thực sự ở đó, khó khăn trong việc xử lý hình ảnh ngoại vi và những hình ảnh trong tầm nhìn trực tiếp của bạn cùng một lúc.

Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này là do chức năng tích hợp thông tin từ các phần khác của não. Khi các tế bào thần kinh không có được một giấc ngủ tái tạo, chúng sẽ ganh đua để thực hiện các chức năng cung cấp nhận thức về thế giới xung quanh. Khi trở nên kém hiệu quả hơn, chúng sẽ cắt bớt các góc và cho bạn thấy những hình ảnh chứa hầu hết các thông tin bạn cần, nhưng không phải là tất cả. Nó giống như việc bạn chỉ được cung cấp 750 mảnh của trò chơi ghép hình gồm 1000 mảnh vậy. Khi những hình ảnh này ngày càng xa rời thực tế, bạn sẽ nhìn thấy những biến dạng cực kỳ nghiêm trọng.

6. Ra quyết định kém

Top 10 dấu hiệu cho thấy bạn đang bị mất ngủ

Đây là một triệu chứng của tình trạng thiếu ngủ mà có thể gây nên những ảnh hưởng sâu rộng, ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi đầy đủ và "xóa nợ ngủ". Vùng vỏ não trước trán tham gia và những quyết định và thúc đẩy kiểm soát, khi nó cảm thấy sự căng thẳng do thiếu ngủ, thì khả năng đưa ra quyết định của bạn cũng đối mặt với những căng thẳng tương tự.

Các nhà nghiên cứu tin rằng giấc ngủ REM giúp bộ não của chúng ta xử lý thông tin thu nhận được trong ngày. Giai đoạn ngủ quan trọng này cũng giúp tái tạo tế bào thần kinh trong não. Nếu bạn thức đêm, não của bạn sẽ không có cơ hội để làm mới và "sửa sang" lại chính nó, do đó khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thiếu ngủ thường đưa ra các quyết định mạo hiểm hơn. Nếu không ngủ, bạn sẽ hành động đầy quyết liệt với hy vọng đạt được kết quả trong ngắn hạn. Có thể đó là đặt cược nguyên một trang trại của mình trong sòng bạc, mua thứ gì đó không cân nhắc ngân sách hay thậm chí là tình dục không an toàn. Khi được nghỉ ngơi đầy đủ, bạn có thể đánh giá tốt hơn khi gặp điều gì đó rủi ro.

7. Kỹ năng vận động bị giảm thiểu

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sau khi trải qua một đêm không ngủ, về cơ bản bạn sẽ hoạt động tương tự như một người có chút men say trong người. Khi thiếu ngủ, miệng của bạn có thể không phát ra được từ mà bạn cố gắng giao tiếp. Nói ngọng, nói lắp và nói đều đều là những manh mối chỉ ra tình trạng thiếu ngủ. Bạn cũng có thể lóng ngóng với những vật nhỏ và đi không vững trên đôi chân của mình.

Những người thiếu ngủ bị giảm hoạt động ở thùy thái dương của vỏ não, một khu vực não giúp chúng ta xử lý ngôn ngữ. Thiếu ngủ cũng dẫn đến phản ứng chậm hơn, các nghiên cứu đã cho thấy những ảnh hưởng đến tốc độ xử lý bên cạnh độ chính xác (có thể là thể chất hoặc tinh thần). Cố gắng thức thêm một chút chỉ khiến bạn không còn đủ nhanh cũng như chính xác.

8. Rắc rối trong mối quan hệ

Nếu rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến một thành viên trong gia đình, nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ. Ngủ muộn xen lẫn với việc ngủ ngày không kiểm soát sẽ khiến lịch trình của gia đình, khoảng thời gian bên nhau và thói quen ngủ đã hình thành trở nên phí phạm.

Ngáy kinh niên hoặc ngưng thở khi ngủ cũng có thể góp phần gây ra xung đột gia đình. Khi một đối tác thức dậy với cảm giác không ổn vì một đêm khó thở khi ngủ, người còn lại cũng có thể cảm thấy mệt mỏi vì cố gắng ngủ một cách trằn trọc. Ham muốn tình dục suy giảm cũng có thể là nguồn cơn căng thẳng.

9. Vấn đề y tế

Bệnh nhân tiểu đường bị thiếu ngủ trở nên ít nhạy cảm hơn với insulin do khả năng chuyển hóa đường của cơ thể giảm. Khi điều này xảy ra, họ có thể gặp khó khăn trong việc giữ lượng đường trong máu được kiểm soát ở mức chấp nhận được.

Thiếu ngủ cũng khiến huyết áp cao hơn, nhiệt độ cơ thể thấp và nhịp tim không ổn định.

Hệ thống miễn dịch bắt đầu giảm khả năng phòng thủ. Số lượng bạch cầu giảm, và các tế bào bạch cầu còn lại dần biếng nhác. Những chú chuột trong nghiên cứu đã chết khi không được ngủ, nhiều khả năng là do hệ thống miễn dịch bị phá vỡ.  Mặc dù cơ thể sẽ buộc bạn phải nghỉ ngơi trước khi bạn có thể chết vì thiếu ngủ, nhưng ngủ ít hơn bốn giờ một đêm có thể khiến nguy cơ tử vong cao hơn trong vòng sáu năm tới.

10. Thay đổi tâm trạng

Top 10 dấu hiệu cho thấy bạn đang bị mất ngủ

Khi cực kỳ mệt mỏi nhưng không thể ngủ được, sẽ chẳng mấy chốc mà bạn cảm thấy như điên dại. Những tình huống mà bình thường vốn bạn có thể kiểm soát được bỗng nhiên trở nên khó chịu hơn nhiều.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em ngủ ít hơn 10 giờ mỗi ngày có nguy cơ cư xử không tốt cao hơn 25%. Thiếu ngủ làm tăng tỷ lệ trầm cảm, kiệt sức và giảm năng lực đồng cảm. Những người đã bị trầm cảm hoặc có các rối loạn sức khỏe tâm thần tiềm ẩn khác có thể bị trầm trọng hơn do thiếu ngủ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nga chế tạo vải

Nga chế tạo vải "da nhân tạo" để băng vết thương

Các nhà nghiên cứu tại Viện Lý thuyết và Thực nghiệm Sinh lý học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAN) đã tạo ra một loại vải độc đáo - được mệnh danh là " da nhân tạo" - để băng bó vết thương.

Đăng ngày: 07/04/2021
Mũi tiêm rút ngắn thời gian điều trị ung thư vú

Mũi tiêm rút ngắn thời gian điều trị ung thư vú

Phương pháp Phesgo tiêm thuốc chữa ung thư vú giúp rút ngắn thời gian mỗi lần điều trị từ 2 giờ xuống còn 5 phút.

Đăng ngày: 07/04/2021
Lý do bạn cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn trưa

Lý do bạn cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn trưa

Sau khi ăn trưa, mọi người thường cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi. Tình trạng này có thể kéo dài trong vài giờ.

Đăng ngày: 07/04/2021
Biến chứng nguy hiểm khi răng khôn mọc ngầm

Biến chứng nguy hiểm khi răng khôn mọc ngầm

Viêm lợi, sâu răng, tiêu xương là những biến chứng nguy hiểm khi răng khôn mọc ngầm.

Đăng ngày: 06/04/2021
Những sai lầm chúng ta thường mắc phải khi... đi tắm

Những sai lầm chúng ta thường mắc phải khi... đi tắm

Đi tắm, việc tưởng chừng đơn giản mà chúng ta vẫn thường làm mỗi ngày trong suốt hàng chục năm qua hoá ra cũng có lắm lưu ý.

Đăng ngày: 06/04/2021
Top 6 cách dễ dàng để cải thiện tâm trạng của bạn

Top 6 cách dễ dàng để cải thiện tâm trạng của bạn

Từ việc điều chỉnh tâm trạng đến thúc đẩy tiêu hóa, serotonin là chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến nhiều quá trình.

Đăng ngày: 05/04/2021
Tiếng ồn bao nhiêu sẽ ảnh hưởng thính giác, tim mạch?

Tiếng ồn bao nhiêu sẽ ảnh hưởng thính giác, tim mạch?

Tiếp xúc thường xuyên với âm thanh trên 85 decibel (db) sẽ ảnh hưởng thính lực, âm thanh trên 70 db gây rối loạn nhịp tim, huyết áp.

Đăng ngày: 05/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News