Top 10 trò chơi tốn nhiều tiền để phát triển nhất, có trò tiêu mất hơn nửa tỷ USD

Nhìn vào quy mô và chất lượng game thời gian qua, có một điều chắc chắn, dù không phải game nào ra mắt sau cũng đảm bảo hay, nhưng chi phí để phát triển và quảng bá chúng ngày càng tăng cao.

Đã qua lâu rồi cái thời như Halo 3, phát triển mất 30 triệu USD, quảng bá tốn thêm 40 triệu nữa. Thậm chí, vài cái tên trong danh sách này còn ăn đứt cả những bộ phim bom tấn Hollywood về chi phí sản xuất và marketing. Lấy ví dụ Avengers: Endgame tốn của Disney từ 350 đến 400 triệu USD để sản xuất và quảng cáo, thì Red Dead Redemption 2 tốn cỡ nửa tỷ USD.

Lý do cũng đơn giản, khi tạo ra một tác phẩm ở tầm cỡ bom tấn, thì nhà phát hành cũng sẽ cố gắng làm cách nào để sản phẩm họ bán ra thị trường được nhiều người biết đến nhất, qua nhiều kênh quảng cáo nhất, từ đó tối đa hóa doanh số bán ra. Còn trong khi đó, những game indie thì đúng kiểu hữu xạ tự nhiên hương, ai biết thì chơi thử, chơi thấy thích thì giới thiệu cho bạn bè và chia sẻ trên các diễn đàn, chứ không có được khoản đầu tư quảng cáo mạnh như những ông lớn tầm cỡ như Sony, Microsoft hay Activision.

Và những cái tên trong danh sách này được cộng cả chi phí phát triển lẫn chi phí quảng bá, kèm thêm cả việc cân đối số tiền cho bằng với tỉ lệ lạm phát của đồng USD ở thời điểm hiện tại.

1. Red Dead Redemption 2: 379 đến 550 triệu USD

Top 10 trò chơi tốn nhiều tiền để phát triển nhất, có trò tiêu mất hơn nửa tỷ USD

Nếu có danh hiệu trò chơi tốn tiền nhất để tạo ra, thì RDR2 chắc chắn không có đối thủ, nhưng cùng lúc, đây lại không phải trò chơi thành công nhất, là con gà đẻ trứng vàng cho Rockstar Games như Grand Theft Auto 5. Với số tiền từ 170 đến 240 triệu USD chi phí phát triển, từng nhân vật, từng món vũ khí, từng chú ngựa, từng khung cảnh trong thế giới ảo miền tây hoang dã nước Mỹ đầu thế kỷ XX được thiết kế chi tiết tới cái mức có thời PC cấu hình mạnh nhất cũng không chạy nổi game ở độ phân giải 4K tròn 60 FPS. Bản thân con số khổng lồ này thực tế cũng là hệ quả của việc game vài lần bị dời ngày phát hành.

Con số đáng sợ hơn chính là số tiền mà Take Two Interactive bỏ ra để quảng bá cho trò chơi này: 200 đến 300 triệu USD ước tính. Từ quảng cáo trên TV, bích chương động ở màn hình chiếu tại quảng trường Thời Đại New York, hay quảng trường Picadilly Anh Quốc, cho đến banner trên các trang web và quảng cáo trên báo giấy, T2 đã khiến tất cả mọi người đều biết tới tác phẩm kinh điển lấy đề tài cao bồi miền viễn tây này.

2. Star Citizen: Trên 320 triệu USD

Top 10 trò chơi tốn nhiều tiền để phát triển nhất, có trò tiêu mất hơn nửa tỷ USD

Cái này hơi tranh cãi này, vì trên lý thuyết Star Citizen không phải một trò chơi đã được phát hành chính thức, mà bao năm qua vẫn cứ làng nhàng Early Access, nhưng khoản tiền mà các fan trung thành bỏ ra để quyên góp vốn cho tác phẩm này thành hình là con số không thể lờ đi. Năm 2010, Star Citizen bắt đầu phát triển, và đến năm 2012, hãng game Cloud Imperium Games mở crowd-funding trên Kickstarter thu về hơn 2 triệu USD, với lời hứa tạo ra một thế giới ảo với cuộc sống ảo khám phá dải ngân hà bao la.

Ban đầu, hãng game hứa phát hành trò này vào năm 2014, nhưng cứ hết lần này đến lần khác lại hoãn, nhưng họ vẫn nhận quyên góp ngay cả sau khi quá trình quyên góp trên Kickstarter kết thúc. Tính đến tháng 06/2020, tổng số tiền các fan chuyển cho Cloud Imperium để phát triển Star Citizen, cộng thêm cả tiền bán đồ ảo trong bản thử nghiệm cùng nhiều nguồn đầu tư khác đã chạm ngưỡng hơn 320 triệu USD, còn game đâu thì chưa thấy bản chính thức đâu cả.

3. Cyberpunk 2077: 316 triệu USD

Top 10 trò chơi tốn nhiều tiền để phát triển nhất, có trò tiêu mất hơn nửa tỷ USD

Đụng vào game này cũng thốn, vì kiểu gì cũng có 2 vạn anh em xuất hiện chê bai tác phẩm mới nhất của CD Projekt RED. Lúc mới ra mắt game vừa lắm lỗi, vừa chạy không tối ưu phần cứng. Bản PS4 tệ đến mức Sony làm một điều chưa từng có, đó là gỡ game khỏi cửa hàng PlayStation Store, đến giờ vẫn chưa cho bán lại. Ngay cả khi lỡ hẹn rất nhiều lần, hầu hết anh em đều đồng ý rằng Cyberpunk 2077 nên được delay thêm để hoàn thiện cho đúng với tầm nhìn nghệ thuật mà người Ba Lan đã hứa hẹn với người hâm mộ.

Và sau không ít lần delay như thế, tính tổng chi phí ra, Cyberpunk 2077 tốn của CD Projekt 174 triệu USD, hệ quả của những lầm lỡ trong khâu phát triển và kiểm soát quá trình phát triển trò chơi. Kèm theo đó là khoản tiền quảng bá khổng lồ: 142 triệu USD. Dù tệ đến vậy, nhiều người chê bai là thế, Cyberpunk 2077 vẫn là một trong những trò chơi bán chạy nhất năm 2020 vừa rồi.

4. Call of Duty: Modern Warfare 2: 298 triệu USD

Top 10 trò chơi tốn nhiều tiền để phát triển nhất, có trò tiêu mất hơn nửa tỷ USD

Quay lại cái thời PS3 và Xbox 360, trò chơi tốn nhiều tiền nhất để phát triển chính là phần 2 của series Modern Warfare, nơi anh em tiếp tục theo chân Soap, Captain Price cùng đồng đội để ngăn chặn cuộc xung đột toàn cầu. So với Call of Duty 4, Call of Duty: Modern Warfare 2 được nâng cấp toàn diện về chiều sâu. Mục chơi đơn theo cốt truyện bùng nổ hơn hẳn phần trước, mục chơi mạng có nhiều nâng cấp rất mạnh về cả lối chơi lẫn hệ thống vũ khí.

Dù khi ấy, Infinity Ward chỉ tiêu có 50 triệu USD để phát triển trò chơi, nhưng Activision chơi lớn đến độ, bỏ thêm 200 triệu nữa để làm marketing cho game. Chưa bao giờ có một trò chơi được chạy quảng cáo trên truyền hình khủng như Modern Warfare 2. Tính tỷ lệ lạm phát, con số này giờ tương đương gần 300 triệu USD chi phí đổ vào trò chơi.

5. Grand Theft Auto 5: 291 triệu USD

Top 10 trò chơi tốn nhiều tiền để phát triển nhất, có trò tiêu mất hơn nửa tỷ USD

Hóa ra, tựa game đem về nhiều tiền nhất cho Rockstar Games lại không phải tác phẩm họ tốn nhiều tiền nhất để phát triển. Đến giờ, GTA V vẫn đang liên tục nằm trong danh sách game bán chạy nhất hàng tháng ở nhiều quốc gia trên thế giới, chưa kể đến doanh số bán “Shark Card” mua tiền ảo tiêu trong GTA Online bằng tiền thật. Sắp tới, GTA V sẽ ra mắt trên PS5 và Xbox Series X, tức là ba đời máy console cũng chỉ để chơi GTA V.

Thời điểm phát triển, GTA V tốn 137 triệu USD, với nhóm phát triển hơn 1000 người làm việc, tốn 4 năm rưỡi để biến trò chơi thành hình. Cốt truyện sâu, hệ thống nhiệm vụ ấn tượng, các diễn viên nhập vai quá hoàn hảo. Đáng lẽ Take Two Interactive cũng không cần bỏ một xu nào quảng bá game. Nhưng không, trước khi GTA V ra mắt, họ bỏ ra 128 triệu USD để đảm bảo tất cả mọi người đều biết đến tác phẩm của họ phát hành. Tính tổng cộng, thêm tỷ lệ lạm phát, chúng ta có con số 291 triệu USD ở trên.

6. Star Wars: The Old Republic: trên 227 triệu USD

Top 10 trò chơi tốn nhiều tiền để phát triển nhất, có trò tiêu mất hơn nửa tỷ USD

Làm game MMO không rẻ chút nào. Và một MMO lấy bối cảnh một trong những thương hiệu giải trí nổi tiếng nhất hành tinh lại càng không dễ dàng. Nó phải có chất lượng tương xứng với chính cái tên nó mang. Thậm chí, khi làm ra một game online gọi là hậu bản của hai tác phẩm game nhập vai bối cảnh Star Wars: Knights of the Old Republic phần 1 và 2, thì gánh nặng đè lên vai Star Wars: The Old Republic thậm chí còn căng hơn nhiều.

Kết quả là BioWare tốn rất nhiều thời gian để tạo ra tác phẩm game MMO, nhưng bù lại nó là một thành công vang dội khi chỉ mất có 3 ngày để đạt ngưỡng 1 triệu người chơi, dù trò này bắt đóng phí hàng tháng. Nhưng kể từ đó, game cứ tụt người chơi dần dần, bất chấp những bản mở rộng để giữ chân anh em. Mãi cho tới khi EA quyết định biến Star Wars: The Old Republic thành game free-to-play, thì lượng người chơi mới ổn định trở lại.

7. Halo 2: 217 triệu USD

Top 10 trò chơi tốn nhiều tiền để phát triển nhất, có trò tiêu mất hơn nửa tỷ USD

Halo mở ra thời kỳ game bắn súng online với cỗ máy Xbox, và phần 2 thậm chí còn tham vọng hơn thế nhiều. Bungie rất biết cách tạo ra một tác phẩm game bắn súng tiêu chuẩn, đặt ra nền móng cho rất nhiều game về sau, với hệ thống lobby, hệ thống bạn chơi cùng, hay thậm chí mô hình bán DLC với những bản đồ mới để giữ game luôn tươi mới. Trong khi đó hệ thống gameplay cũng được mở rộng tương đối, với cốt truyện, vũ khí, xe cộ, và cả nhân vật nữa.

Ngay cả khi được Microsoft bơm nguồn tiền quá dồi dào, Bungie vẫn không kịp đưa tất cả mọi ý tưởng mới của họ nghĩ ra vào Halo 2. Và vào năm 2004, Halo 2 tiêu của Microsoft 40 triệu USD để phát triển, cộng thêm 80 triệu USD tiền quảng bá game, quy đổi tỷ giá lạm phát của năm 2021 là hơn 200 triệu USD.

8. Marvel's Avengers: Trên 170 triệu USD

Top 10 trò chơi tốn nhiều tiền để phát triển nhất, có trò tiêu mất hơn nửa tỷ USD

Sau thành công vang dội của Marvel's Spider-Man trên PS4, Marvel cũng rất háo hức đem những siêu anh hùng khác lên mản ảnh game, khi giao trọng trách phát triển Avengers cho Crystal Dynamics, cha đẻ series Tomb Raider. Mỗi tội, mô hình của Avengers lại không giống như những gì người chơi mong đợi. Game khá nhạt nhẽo về mặt nội dung, dù cốt truyện được khắc họa tương đối kỹ lưỡng, có cả nút thắt lẫn chiều sâu.

Nghe nói là, nhờ ơn Avengers, Square Enix lỗ thẳng cánh 48 triệu USD, chỉ bán được có 60% so với kỳ vọng của hãng. Kết hợp những con số này, các chuyên gia phân tích ước lượng Marvel's Avengers tốn khoảng 170 triệu USD để phát triển và quảng bá.

9. Destiny: 151 triệu USD

Top 10 trò chơi tốn nhiều tiền để phát triển nhất, có trò tiêu mất hơn nửa tỷ USD

Lại một tác phẩm khác của những nhân tài ở Bungie, lần này là tựa game hoành tráng với lối chơi bắn súng nhập vai, sức mạnh phụ thuộc đồ loot, Destiny. Sau khi rời bỏ series Halo, Bungie tạo ra một tác phẩm được mô tả là “nền tảng giữ chân người chơi trong vòng 10 năm”, cập nhật và mở rộng liên tục. Ban đầu, nhờ thỏa thuận giữa Activision và Bungie, phần 1 được cấp vốn 140 triệu USD để phát triển, với tham vọng tạo ra một series cạnh tranh với chính Call of Duty. Nhưng đến phần 2, vì nhiều lý do, Activision và Bungie đường ai nấy đi, và Bungie được toàn quyền quyết định với thương hiệu Destiny.

Activision có lần tuyên bố, tổng chi phí của Destiny phần 1 là 500 triệu USD, nhưng Bungie phủ nhận con số này, và con số trong những tài liệu chính thức là 140 triệu USD, tính theo tỷ giá lạm phát của năm 2021 là hơn 150 triệu USD.

10. Dead Space 2: 136 triệu USD

Top 10 trò chơi tốn nhiều tiền để phát triển nhất, có trò tiêu mất hơn nửa tỷ USD

Dead Space phần đầu khiến mọi người bất ngờ vì nó định nghĩa lại thể loại game kinh dị, không chỉ đánh vào tâm lý người chơi bằng hình ảnh mà còn cả âm thanh nữa. Đến phần 2, EA chơi tất tay, đổ tiền để nâng cấp toàn diện trò chơi này, từ những cảnh hành động, quái vật mới, những hình ảnh ghê rợn hơn, cùng những cảnh game được thiết kế tỉ mỉ chi tiết. Thậm chí game còn có cả một chế độ chơi mạng phải gọi là tương đối thừa thãi để giữ chân người chơi ở lại với game.

Khi ấy, Visceral Games được giao 60 triệu USD để phát triển trò chơi, và con số tương tự được EA bỏ ra để quảng cáo Dead Space 2.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Microsoft ấn định ngày khai tử Internet Explorer

Microsoft ấn định ngày khai tử Internet Explorer

Trình duyệt Internet Explorer trên Windows 10 sẽ ngừng hoạt động từ tháng 6/2022, chấm dứt sự phát triển và tồn tại trong hơn 25 năm.

Đăng ngày: 24/05/2021
Bé gái 4 tuổi được Microsoft chứng nhận là chuyên gia CNTT

Bé gái 4 tuổi được Microsoft chứng nhận là chuyên gia CNTT

Đây là người trẻ nhất thế giới đạt chứng chỉ chuyên môn của Microsoft trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT).

Đăng ngày: 26/04/2021
Cách phục hồi tập tin lỡ xóa trong Windows 10

Cách phục hồi tập tin lỡ xóa trong Windows 10

Bạn có thể xóa các tập tin không còn sử dụng trên máy tính của mình để tăng dung lượng trống, hay vì lý do riêng tư. Tuy nhiên, trong quá trình dọn dẹp, bạn lỡ tay xóa nhầm một số tập tin quan trọng.

Đăng ngày: 14/04/2021
Những điều cần biết về cổng USB-C

Những điều cần biết về cổng USB-C

Hiện tại, khi bạn mua một máy tính xách tay (laptop) hay một thiết bị điện tử mới, bạn dễ dàng bắt gặp một cổng kết nối mới là USB-C hay USB Type-C.

Đăng ngày: 02/04/2021
Clubhouse là gì mà khiến giới công nghệ dậy sóng?

Clubhouse là gì mà khiến giới công nghệ dậy sóng?

Tuy mới chỉ 11 tháng tuổi, ứng dụng trò chuyện âm thanh Clubhouse đang làm thay đổi thế giới truyền thông xã hội, cả mặt tốt lẫn mặt xấu.

Đăng ngày: 25/03/2021
Tín hiệu WiFi đi xuyên tường bằng cách nào?

Tín hiệu WiFi đi xuyên tường bằng cách nào?

Tín hiệu WiFi là một dạng bức xạ điện từ, giống như ánh sáng nhìn thấy được. Sóng điện từ có bước sóng trong phạm vi của tín hiệu WiFi có thể đi xuyên tường dễ dàng như ánh sáng đi xuyên qua cửa kính vậy.

Đăng ngày: 23/03/2021
Lần đầu tiên chế tạo thành công đĩa quang CD có dung lượng lên tới 700TB

Lần đầu tiên chế tạo thành công đĩa quang CD có dung lượng lên tới 700TB

Các nhà khoa học đã làm việc cùng nhau để nghiên cứu về việc cải thiện mật độ lưu trữ của ổ đĩa quang.

Đăng ngày: 17/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News