Top 5 sự thật đằng sau tuyệt tác nghệ thuật vĩnh cửu của danh họa Leonardo da Vinci
Cho đến ngày nay, bức họa "Bữa tối cuối cùng" vẫn là một trong những tác phẩm nghệ thuật được công nhận và yêu thích nhất trong lịch sử.
Những sự thật đằng sau bức họa "Bữa tối cuối cùng"
Ngoài bức Mona Lisa, bức tranh "Bữa tối cuối cùng" (The Last Supper) cũng là tác phẩm mang tính biểu tượng nhất của da Vinci. Với bố cục hài hòa, chủ đề phức tạp, bí ẩn và biểu hiện cảm xúc mãnh liệt, không khó để hiểu tại sao mọi người từ khắp nơi trên thế giới đổ xô đến tu viện Santa Maria delle Grazie xinh đẹp ở thành phố Milan, Ý để chiêm ngưỡng kho báu này.
Được sáng tác vào năm 1495 đến năm 1948, kể từ khi hoàn thiện, tác phẩm này luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Với nội dung miêu tả lại bữa ăn cuối cùng của Chúa Jesus cùng các môn đồ trước khi ngài ra đi, bức tranh cũng ẩn chứa nhiều sự thật ít ai biết đến.
Bức tranh gốc của Leonardo da Vinci
1. Những môn đồ của chúa Jesus
Người ta thường lầm tưởng người ngồi ngay bên tay trái Chúa Jesus là phụ nữ với mái tóc dài, làn da trắng nhưng thực chất đây là Thánh John. Theo giả thuyết của các chuyên gia, d a Vinci có thể đã mang lại cho vị này vẻ ngoài nữ tính và trẻ trung hơn dựa trên những ý tưởng về xã hội thời Phục hưng.
Chúa Jesus và phản đồ Judas được làm mẫu bởi cùng một người?
Trong bức họa có một bí mật cũng chỉ có ít người biết đến đó là Chúa Jesus và phản đồ Judas thực chất là do cùng một người làm mẫu. Cụ thể, theo như các giai thoại dân gian, một thành viên trong dàn hợp xướng thánh ca nhà thờ đã được da Vinci chọn để làm mẫu vẽ Chúa Jesus.
Tuy nhiên, khi bức tranh gần được hoàn thiện, da Vinci phát hiện ra ông chưa tìm ra ai cho vai trò Judas, và quyết định nhờ một người đàn ông say rượu bên vệ đường. Nhưng sau khi bức họa hoàn thành, người này thú nhận rằng ông chính là người đã làm mẫu Chúa Jesu cho danh họa từ trước đó 3 năm.
2. Chi tiết chỉ điểm
Lọ muối bị đổ bên cạnh Judas ám chỉ rắc rối
Một chi tiết ít người chú ý khác đó là hình ảnh lọ muối nằm kế bên Judas đã bị đổ. Các triết gia cho rằng đây thực chất là chi tiết ám chỉ đến rắc rối, điềm không lành sắp xảy ra, cụ thể là việc tông đồ của Chúa phản bội lại ngài.
3. Kiệt tác này đã được sơn đi sơn lại, làm giả và gần như bị phá hủy vô số lần.
Để hoàn thiện tác phẩm để đời này, danh họa người Ý được cho là đã phải sơn lại bức họa này không biết bao nhiêu lần. Các cuộc chiến tranh trong lịch sử cũng góp phần làm bức tranh bị tổn hại rất nhiều. Năm 1652, tu viện Santa Maria delle Grazie đã quyết định xây một cánh cửa dọc theo bức tường treo bức tranh và buộc phải cắt bỏ một số chi tiết, trong đó có bàn chân của Chúa Jesus.
4. Nơi chứa bức tranh từng được sử dụng như một chuồng ngựa.
Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, bức tranh "Bữa tối cuối cùng" bị thiệt hại nặng nề hơn cả khi Napoléon và đội quân của ông chuyển đổi không gian của tu viện thành chuồng ngựa khi ông xâm lược Milan vào thế kỷ 18.
Tu viện Santa Maria delle Grazie từng bị trưng dụng làm chuồng ngựa
5. Ba bản sao đầu tiên của "Bữa tối cuối cùng"
Nhiều chuyên gia cho rằng có tới ba bản sao của "Bữa tối cuối cùng" được trợ lý của Leonardo da Vinci vẽ. Trong đó, một bức tranh là của Giampietrino, cũng là người hướng dẫn việc phục chế bức tranh gốc, hiện ở Học viện Nghệ thuật Hoàng gia ở London. Hai bản sao còn lại được vẽ bởi Andrea Solari và Cesare da Sesto. Các phiên bản của "Bữa tối cuối cùng" này được đặt tại Bảo tàng Leonardo da Vinci ở Bỉ và Nhà thờ Saint Ambrogio ở Thụy Sĩ.
Bản sao "Bữa tối cuối cùng" được đặt tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia ở London