Top 6 nhóm thực phẩm cần tránh xa khi bị cảm cúm

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị cảm cúm. Khi bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và tránh một số thực phẩm giúp người bị cảm cúm nhanh chóng hồi phục hơn.

Cảm cúm là bệnh lý thường gặp. Thực tế cho thấy, trung bình một người trưởng thành có thể bị cảm cúm 2 đến 3 lần mỗi năm, còn trẻ em có thể bị cảm cúm 6 đến 7 lần mỗi năm.

Trong quá trình điều trị cảm cúm, bên cạnh việc dùng thuốc, nghỉ ngơi, ... chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, giúp người bệnh tăng cường sức khoẻ và nhanh hồi phục hơn. Vậy khi bị cảm cúm không nên ăn gì và nên ăn gì?

1. Nguyên nhân và triệu chứng của cảm cúm

Nguyên nhân gây cảm cúm là do virus cúm Influenza gây ra. Virus này dễ lây lan qua giọt bắn khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc nói chuyện.Người khác có thể hít trực tiếp hoặc chạm tay chân lên bề mặt nhiễm virus, sau đó cho tay lên mắt, mũi, miệng tạo điều kiện cho virus xâm nhập và gây bệnh.

Khi bị cảm cúm, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng phổ biến như:

  • Đau đầu.
  • Sốt: Sốt do cảm cúm có thể dao động từ 37,8 đến 40 độ C. Phần lớn các cơn sốt đều kéo dài dưới một tuần, thường là triệu chứng sốt tồn tại khoảng từ 3-4 ngày. Lưu ý, đối tượng trẻ em luôn bị sốt cao hơn người lớn.
  • Ớn lạnh, đổ mồ hôi.
  • Ho khan.
  • Đau cơ, mệt mỏi.

Top 6 nhóm thực phẩm cần tránh xa khi bị cảm cúm
Ho khan là một trong những triệu chứng của cảm cúm - (Ảnh Internet).

2. Bị cảm cúm không nên ăn gì?

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý là yếu tố quan trọng giúp đẩy lùi nhanh các triệu chứng của cảm cúm. Hiệu quả điều trị bệnh sẽ tốt hơn nếu bệnh nhân tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn điều độ. Dưới đây là 6 nhóm thực phẩm cần tránh xa khi bị cảm cúm.

2.1. Bị cảm cúm không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein

Mặc dù nạp protein vào cơ thể rất quan trọng với sức khỏe nhưng cần đảm bảo ăn ở mức độ vừa phải, đúng lượng cần thiết chứ không nên dư thừa.

Khi bị cảm cúm, ăn quá nhiều những thực phẩm chứa nhiều protein như trứng, tôm, cua, cá, … sẽ khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều năng lượng, ảnh hưởng đến việc hạ sốt, khiến việc điều trị cảm cúm khó khăn hơn.

2.2. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhiều chất béo

Thực phẩm chế biến sẵn không đảm bảo an toàn vệ sinh, các chất dinh dưỡng có trong những thực phẩm này cũng bị giảm đi trong quá trình chế biến. Đặc biệt những thực phẩm nhiều dầu mỡ khiến cơ thể tiêu hao năng lượng để tiêu hoá.

Vì thế, khi bị cảm cúm mọi người nên tránh những thực phẩm này để giúp quá trình hồi phục sức khoẻ tốt hơn.

Top 6 nhóm thực phẩm cần tránh xa khi bị cảm cúm
Khi bị cảm cúm không nên ăn thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ - Ảnh Internet.

2.3. Bị cảm cúm nên kiêng thức ăn mặn

Người bệnh bị cảm cúm cần hạn chế các loại thức ăn có chứa nhiều muối. Nguyên nhân là vì tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm giảm lượng Lysozyme có trong nước bọt, từ đó không bảo vệ được cổ họng.

2.4. Không nên tiêu thụ các thức uống chứa cồn và gas, chất kích thích

Rượu và các đồ uống có gas là thực phẩm nên tránh khi bị cảm cúm. Bởi vì những loại đồ uống này không những khiến cơ thể dễ bị mất nước hơn mà còn khiến hệ miễn dịch suy yếu nên sẽ làm cho người bị cúm lâu hồi phục.

Ngoài ra, cà phê, thuốc lá và các sản phẩm chứa chất kích thích khác cũng là thứ cần tránh xa khi mắc cảm cúm. Nguyên nhân là vì chúng sẽ khiến các cơn ho, cơn đau họng tăng lên nhiều hơn.

2.5. Hạn chế sử dụng sữa và pho mai

Muốn giảm ho khi bị cảm cúm, người bệnh nên hạn chế sữa và tiêu thụ các chế phẩm từ sữa như pho mai. Vì sữa làm gia tăng sự sản sinh dịch nhầy trong phổi, khiến người bệnh ho nhiều hơn.

2.6. Bị cảm cúm không nên ăn thịt vịt

Mặc dù trong thành phần của thịt vịt có chứa rất nhiều vitamin B6, là vi chất cực tốt hỗ trợ cho phản ứng xảy ra trong cơ thể. Tuy nhiên, trong thịt vịt có lượng mỡ tự nhiên khá cao, cản trở quá trình hấp thụ và tiêu hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể. Bên cạnh đó, thịt vịt còn có tính hàn có thể khiến cảm cúm diễn tiến nghiêm trọng hơn. Vì vậy, khi bị cảm cúm, mọi người nên tránh ăn thịt vịt, nhiều loại thịt khác mọi người có thể bổ sung như thịt bò, thịt lợn, gà, ...

Ngoài những thực phẩm không nên ăn khi bị cúm, người bệnh nên bổ sung những nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu như rau xanh, các loại hoa quả họ cam quýt, các loại hạt, thực phẩm có tính kháng viêm như gừng, tỏi, ... và uống nhiều nước.

Top 6 nhóm thực phẩm cần tránh xa khi bị cảm cúm
Khi bị cảm cúm nên ăn những thực phẩm giàu vitamin C - (Ảnh Internet).

3. Phòng tránh cảm cúm bằng cách nào?

Cúm có thể được phòng ngừa khi mọi người duy trì lối sống, chế độ dinh dưỡng khoa học, tiêm chủng đầy đủ, cụ thể:

  • Rửa tay với xà phòng thường xuyên, đặc biệt sau khi tiếp xúc với các bề mặt, độ vật công cộng hoặc trước khi ăn.
  • Không cho tay lên mắt, mũi, miệng.
  • Vệ sinh nhà cửa, đồ dùng thường xuyên. Đặc biệt, nếu nhà có trẻ em, nên giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng mát và vệ sinh đồ chơi cho con trẻ, giáo dục trẻ không nên cho đồ chơi vào miệng.
  • Che miệng và mũi khi hắt hơi, ho.
  • Tránh tụ tập nơi đông người khi đang có dịch cảm cúm.
  • Tiêm phòng vắc xin cúm. Trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh nền nên tiêm phòng đầy đủ vì đây là những đối tượng dễ bị tổn thương.
  • Tăng cường sức đề kháng bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa học. Mọi người nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, ăn nhiều rau xanh, ăn thức ăn lỏng, ngũ cốc, các loại rau củ chứa Glutathione và nhóm thực phẩm có tác dụng kháng viêm, ... Bên cạnh đó, mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút để tập luyện thể dục, các bạn có thể lựa chọn các bài tập như chạy bộ, yoga, đạp xe, ...

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc cho câu hỏi cảm cúm không nên ăn gì cũng như cách phòng tránh lây nhiễm cảm cúm. Cần lưu ý, bên cạnh việc quan tâm xây dựng chế độ dinh dưỡng hàng ngày, người bị cảm cúm nên đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn chính xác, tránh những biến chứng nghiêm trọng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Top 5 loại thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng khi chuyển mùa

Top 5 loại thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng khi chuyển mùa

Theo chuyên gia dinh dưỡng, một số loại thực phẩm có thể giúp điều chỉnh tâm trạng và cải thiện sức khỏe đường ruột khi chuyển mùa gồm cá giàu omega-3, thịt nạc hay trái cây.

Đăng ngày: 01/01/2023
Biện pháp tránh thai kỳ lạ ở sa mạc Sahara

Biện pháp tránh thai kỳ lạ ở sa mạc Sahara

Đối với người Tuareg sinh sống trên sa mạc Sahara, thuốc và các biện pháp tránh thai khác chưa bao giờ có, vì vậy người ta đã tự tìm kiếm và phát minh ra chúng, từ những gì có thể tìm thấy ở sa mạc này.

Đăng ngày: 29/12/2022
Bí ẩn hàng thế kỷ việc thai nhi đạp bụng mẹ

Bí ẩn hàng thế kỷ việc thai nhi đạp bụng mẹ

Bí ẩn kéo dài hàng thế kỷ về câu hỏi vì sao thai nhi đá vào bụng mẹ chúng cuối cùng đã được giải đáp.

Đăng ngày: 29/12/2022
Đột phá: Lần đầu tiên chữa khỏi dị tật tim bẩm sinh nhờ tế bào gốc

Đột phá: Lần đầu tiên chữa khỏi dị tật tim bẩm sinh nhờ tế bào gốc

Một em bé tên là Finley sinh ra với dị tật tim bẩm sinh là người đầu tiên được ghi nhận được tiêm tế bào gốc để vá tim sau ca phẫu thuật.

Đăng ngày: 29/12/2022
Cách dùng ô mai chữa viêm họng chuẩn nhất

Cách dùng ô mai chữa viêm họng chuẩn nhất

Ô mai là món ăn vặt dân dã được nhiều người ưa thích. Bên cạnh đó, nó còn là vị thuốc chữa rất nhiều chứng bệnh: bệnh hô hấp, bệnh tiêu hóa, trị giun, trị bệnh phụ nữ,… trong đó có bệnh viêm họng.

Đăng ngày: 29/12/2022
Lý do khiến bạn cảm thấy buồn nôn vào buổi sáng

Lý do khiến bạn cảm thấy buồn nôn vào buổi sáng

Ngay cả khi không mang thai, một số người vẫn cảm thấy buồn nôn vào buổi sáng vì nhiều lý do.

Đăng ngày: 29/12/2022
Người

Người "thèm" ô mai, xí muội đến mấy thì khi ăn cũng phải nhớ kỹ những điều này

Ô mai (xí muội) là một món quà vặt ưa thích của nhiều người. Hương vị đặc biệt của ô mai còn là một phần không thể thiếu mỗi dịp lễ, Tết.

Đăng ngày: 28/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News