Trái đất ấm dần tạo ra “vùng nước chết”
Những sinh vật sống dưới đáy biển như cá và cua bị sóng đánh trôi chết trên các bãi biển bang Oregon (Mỹ) đang bị hủy diệt bởi sự xuất hiện trở lại của “vùng nước chết” với diện tích mở rộng hơn so với những năm trước.
![]() |
Cá và cua chết trên bãi biển Oregon. (Ảnh: baocantho) |
Sau khi nghiên cứu vùng nước thiếu ôxy dài trên 110 km ở dọc thềm lục địa giữa thành phố Florence (bang Arizona) và Lincoln (Oregon), nhóm chuyên gia thuộc Ủy ban Đại dương Pew kết luận “vùng nước chết” được hình thành là do thời kỳ các phiêu sinh vật nở rộ trên mặt nước biển, mà khi chết và chìm xuống đáy biển trở thành nguồn thức ăn nuôi sống những vi khuẩn hút hết ôxy trong nước biển.
Năm 2002, lần đầu tiên các nhà khoa học chú ý đến một “vùng nước chết” ở ngoài khơi thành phố Newport (bang California), xuất phát từ luồng nước lạnh, giàu dưỡng chất nhưng nghèo ôxy chảy đến từ Bắc Cực. Kể từ đó, các “vùng nước chết” xuất hiện trở lại vào mỗi mùa hè, nhưng trước đó luôn có luồng nước lạnh và dồi dào dưỡng chất từ dưới đáy trồi lên mặt biển, vốn có liên quan đến những thời kỳ “biểu dương lực lượng” của phiêu sinh vật.
Mức ôxy nhìn chung rất thấp ở vùng nước sâu nhưng điều bất thường là năm nay vùng nước có ôxy thấp có xu hướng di chuyển vào vùng nước cạn (khoảng 15 m) và hướng vào bờ, nơi có hệ sinh thái thủy trù phú nhất. Các loài cá nước sâu như cá tuyết, cá trình... đang nổi lên ở các vùng nước cạn tại Oregon, cho thấy khu vực nước chết đang hướng vào bờ. Ngoài một số bang ở Mỹ, các vùng biển ngoài khơi Nambia, Nam Phi ở Đại Tây Dương và ngoài khơi Peru ở Thái Bình Dương cũng xuất hiện những “vùng nước chết” tương tự như ở Oregon.
M.THẢO

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
