Trái đất có một dạng sống mới, trú ẩn ở nơi nóng hơn nước sôi

Theo Sci-News, nhóm nghiên cứu quốc tế đã phát hiện ra dạng sống chưa từng biết này ở nơi sâu 1,2 km so với đáy biển, nóng đến 120 độ C. Đó là vùng hút chìm Nankai Trough ngoài khơi Cape Muroto, Nhật Bản.

Trái đất có một dạng sống mới, trú ẩn ở nơi nóng hơn nước sôi
Hình ảnh trên kính hiển vi cho thấy các vi sinh vật bí ẩn trong lõi trầm tích - (Ảnh: JAMSTEC/IODP).

Đó là những vi sinh vật kỳ lạ, đã được đưa lên bằng cách dùng siêu tàu biển sâu Chinkyu của Nhật Bản khoan sâu 1.180m vào đáy biển, lấy lên một lõi trầm tích nóng bỏng. Theo tiến sĩ Fumio Inakagi từ Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Khoa học Mũi khoan đại dương và Viện Kochi về khoa học công nghệ Trái Đất (JAMSTEC - Nhật Bản), thành viên nhóm nghiên cứu, điều ngạc nhiên nhất là thay đổi của nhóm vi sinh vật này ở tầng trầm tích "dễ sống" hơn của lõi khoan.

"Mật độ vi sinh vật giảm xuống ở nhiệt độ khoảng 45 độ C" - tiến sĩ Inakagi tiết lộ.

Phân tích ở cấp độ tế bào cho thấy các vi sinh vật này còn có khả năng "ngủ đông" bao nhiêu tùy thích khi môi trường xung quanh thay đổi theo hướng bất lợi cho chúng, sau đó "sống lại" khi mọi thứ trở nên thuận lợi hơn. Điều đó giúp chúng có thể tồn tại rất lâu theo hoạt động địa chất của Trái đất mà không bị tuyệt chủng như các sinh vật khác!

"Ở ranh giới dưới của sinh quyển, giới hạn gây chết người lại cùng tồn tại song song với các cơ hội sinh tồn. Chúng tôi đã không mong đợi điều đó" - các tác giả cho biết. Họ cũng đã xác định được "thức ăn" của các vi khuẩn này, chính là vật liệu hữu cơ lắng đọng trong trầm tích biển.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Science này nhấn mạnh phát hiện về lớp sinh vật "địa ngục" này là rất quan trọng để định hướng lại các cuộc săn tìm sự sống ngoài hành tinh: rõ ràng có những dạng sống không cần những gì con người chúng ta cần để sống, mà lại ưu thích những điều kiện không tưởng. Nếu chỉ chú tâm vào các hành tinh sở hữu nước và nhiệt độ "phù hợp với sự sống" như chúng ta tin tưởng trước đây, chúng ta có thể bỏ sót nhiều thế giới thú vị.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người thứ 3 giải được câu đố văn học hóc búa sau gần 100 năm

Người thứ 3 giải được câu đố văn học hóc búa sau gần 100 năm

Diễn viên hài người Anh John Finnemore đã trở thành người thứ 3 giải được Cain's Jawbone.

Đăng ngày: 08/12/2020
Nghề lạ: Chỉ làm 65 ngày/năm mà thu nhập có thể lên tới gần 1 tỷ đồng

Nghề lạ: Chỉ làm 65 ngày/năm mà thu nhập có thể lên tới gần 1 tỷ đồng

Yêu cầu duy nhất của nghề này là bạn phải đủ khỏe và đủ gan dạ để hoàn thành nhiệm vụ.

Đăng ngày: 07/12/2020
Phát hiện

Phát hiện "vua núi lửa" còn hoạt động, đủ làm đảo lộn thế giới

Quần đảo lửa Four Moutains thuộc Alaska (Mỹ) có thể chỉ là một phần của một miệng núi lửa khổng lồ, sức mạnh vượt xa siêu núi lửa St. Helens từng phủ tro bụi lên 11 tiểu bang của Mỹ.

Đăng ngày: 07/12/2020
Kỳ lạ những cột ánh sáng mọc tua tủa ở Siberia

Kỳ lạ những cột ánh sáng mọc tua tủa ở Siberia

Các cư dân TP Tyumen ở khu vực Siberia - Nga vừa chứng kiến một hiện tượng hiếm gặp vào đêm đầu tiên của mùa đông khi những cột ánh sáng như tô màu xanh lam và cam cho bầu trời trước bình minh.

Đăng ngày: 07/12/2020
Hai tên tội phạm nguy hiểm nhất lịch sử mãi chưa thể bắt

Hai tên tội phạm nguy hiểm nhất lịch sử mãi chưa thể bắt

Một số tên tội phạm nguy hiểm gây ám ảnh kinh hoàng khi sát hại nhiều người với những thủ đoạn tàn ác. Dù cảnh sát nỗ lực điều tra nhưng đến nay vẫn chưa thể tìm ra danh tính thủ phạm để bắt về quy án.

Đăng ngày: 06/12/2020
Đại học Bách khoa Hà Nội thiết kế mũ thở khí tươi ngăn nCoV

Đại học Bách khoa Hà Nội thiết kế mũ thở khí tươi ngăn nCoV

Ngoài ngăn nCoV, mũ thở khí tươi do nhóm PGS Phan Trung Nghĩa chế tạo dành cho y bác sĩ, giúp phòng chống Ebola, bạch hầu, giá thành bằng 1/10 giá nhập ngoại.

Đăng ngày: 06/12/2020
Làm thế nào để lính bắn tỉa tiêu diệt địch cách xa cả nghìn mét?

Làm thế nào để lính bắn tỉa tiêu diệt địch cách xa cả nghìn mét?

Nhiệm vụ của lính bắn tỉa là tiêu diệt các mục tiêu ở phạm vi xa hơn so với súng trường thông thường từ 500m đến 1,8km. Họ làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ?

Đăng ngày: 06/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News