Trái đất đang ở xa Mặt trời nhất, nhưng tại sao lại nóng đến như vậy?

Hôm 6/7, Trái Đất ở cách xa Mặt Trời nhất. Nhưng vì sao thời tiết vẫn nóng đến như vậy?

Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao đến mức kỷ lục đang diễn ra trong tuần qua trên thế giới, ở các thành phố Bắc Mỹ như Denver, Colorado; Burlington, Vermont; và Montreal, Quebec; cũng như ở các thành phố châu Âu và Nga. Nhưng đây mới là điều có thể gây nhầm lẫn cho bạn: vào ngày 6/7 là ngày mà mặt trời Mặt Trời ở cách xa Trái Đất nhất. Vậy thì sao?

Hẳn là các bạn đều biết về cách các mùa vận hành. Nhưng có thể một số người nghĩ rằng thời điểm nóng nhất trong năm là khi Trái Đất ở gần với Mặt Trời nhất. Vậy thì sao?

Trái đất đang ở xa Mặt trời nhất, nhưng tại sao lại nóng đến như vậy?
Trái Đất và Mặt Trời nhìn từ Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.

Theo trang Gizmodo, Trái đất di chuyển theo hình elip quanh Mặt trời. Tại thời điểm Trái Đất xa Mặt Trời nhất, mà cụ thể là ngày 6/7, Trái đất sẽ ở cách xa Mặt Trời 94.507.803 dặm (152.095.566km). Để hiểu được khoảng cách Trái Đất xa Mặt Trời như thế nào, có thể hình dung mức trung bình, Trái Đất cách xa Mặt Trời là khoảng 93 triệu dặm (150 triệu km), và vào ngày 3/1/2019, Trái Đất sẽ cách Mặt Trời 91.403.554 dặm (147.099.761 km).

Thực tế, đó không phải là một sự khác biệt lớn về khoảng cách, nếu bạn xét đến sự bao la của không gian vũ trụ. Trong khi đó, các mùa lại được xác định bởi sự chiếu sáng trực tiếp của các tia Mặt trời, và điều này được xác định bởi độ nghiêng của Trái Đất.

Trái đất nghiêng ở góc 23,5 độ trong quỹ đạo quanh Mặt Trời. Điều đó có nghĩa là trong tháng Sáu và những tháng quanh tháng Sáu, các tia Mặt Trời chiếu thẳng vào nửa phía bắc của Trái Đất, và trong tháng Giêng và các tháng quanh tháng Giêng, Mặt trời chiếu thẳng vào nửa phía nam của Trái Đất. Vào các tháng 3 và tháng 9, ánh sáng mặt trời chiếu cân bằng vào cả hai bán cầu.

Tia nắng mặt trời càng chiếu trực tiếp, ánh sáng càng tràn đến Trái đất nhiều hơn. Hãy tưởng tượng như khi bạn cầm một chùm ống hút, trong đó mỗi ống hút là một tia sáng mặt trời, và cố gắng chiếu chúng vào kính – giống như bề mặt Trái đất. Nếu phần kính của bạn thẳng với ống hút, nhiều ống kính sẽ chiếu thẳng vào kính. Nhiều ống hút, nhiều tia hơn; nhiều tia, nhiều năng lượng hơn; nhiều năng lượng hơn, sẽ nóng hơn.

Lý do tại sao bán cầu bắc lại đặc biệt nóng như vậy vào thời điểm này khá phức tạp. Đó là mùa hè, vì vậy thời tiết sẽ nóng, và đôi lúc còn nóng hơn bình thường – sự nóng bất thường đó không chỉ do những thống kê về biến đổi khí hậu. Theo một bài viết trên tờ Washington Post giải thích, đó là có một mái vòm nhiệt ở nửa phía bắc trái đất – một khu vực có áp suất khí quyển cao đang nén không khí, làm tăng thêm cái nóng mùa hè.

Nhưng biến đổi khí hậu cũng không thể hoàn toàn vô can trong cái nóng bất thường của mùa hè này. Khi mọi thứ trở nên ấm hơn, chúng ta có thể thấy mức sóng nhiệt tăng cao như vậy thường xuyên hơn. Và theo Cơ quan khí tượng Mỹ NOAA, 2016 là năm nóng nhất trong lịch sử, năm 2015 là năm có sức nóng mạnh thứ hai, năm 2017 là năm thứ ba được ghi nhận nóng nhiều nhất.

Bạn sẽ không phải là người duy nhất nghĩ rằng thời gian nóng nhất là khi Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất. Vì thế, hãy chia sẻ bài viết này, kiến thức về ngày nóng nhất là ngày "tia sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào Trái đất", kiến thức đó sẽ khiến bạn … nổi bật.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Khám phá cụm thiên hà kỳ thú ẩn nấp trong Thiên hà Milky Way

Khám phá cụm thiên hà kỳ thú ẩn nấp trong Thiên hà Milky Way

Phát hiện này có thể giúp tiết lộ những lỗ đen siêu lớn có thể tồn tại như thế nào, nó ảnh hưởng như thế nào tới sự tiến hóa của các cụm thiên hà, các nhà nghiên cứu cho biết.

Đăng ngày: 10/07/2018
Sửng sốt công bố mới về dấu hiệu nhận sự sống ngoài hành tinh

Sửng sốt công bố mới về dấu hiệu nhận sự sống ngoài hành tinh

Nghiên cứu mới cho rằng các yếu tố "sinh học" khác như phốt pho, và molypden có thể giúp đánh giá tiềm năng sự sống mới ngoài vũ trụ.

Đăng ngày: 09/07/2018
NASA chia sẻ những cú ngã của phi hành gia trên Mặt Trăng

NASA chia sẻ những cú ngã của phi hành gia trên Mặt Trăng

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) từng lập báo cáo chi tiết về tất cả những lần phi hành gia sảy chân ngã trên Mặt Trăng vì mục đích nghiên cứu khoa học, theo Science Alert.

Đăng ngày: 09/07/2018
NASA sắp phóng tàu

NASA sắp phóng tàu "chạm vào Mặt trời"

Nhận trách nhiệm lần này là tàu thăm dò không người lái Solar Parker. Tàu được đặt tên theo nhà vật lý học, thiên văn học Eugene Parker - người đầu tiên đưa ra những khái niệm gió Mặt trời.

Đăng ngày: 09/07/2018
Bụi liên sao có thể đã tạo ra Hệ Mặt trời?

Bụi liên sao có thể đã tạo ra Hệ Mặt trời?

Nhóm các nhà thiên văn học tìm thấy một số bụi liên sao, tham gia hình thành Trái đất và Hệ Mặt trời cách đây hàng tỉ năm.

Đăng ngày: 07/07/2018
Các thiên thạch quanh Trái đất đến từ đâu?

Các thiên thạch quanh Trái đất đến từ đâu?

Theo nghiên cứu mới nhất, hầu hết thiên thể nhỏ trên không gian có nguồn gốc từ 5 hoặc 6 hành tinh nhỏ đã nổ tung và vẫn còn di chuyển quanh Hệ mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 06/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News