Trái đất nói lời tạm biệt với "Mặt trăng mini"

Trong suốt 2 tháng qua, một tiểu hành tinh mang tên 2024 PT5 đã đi vòng quanh Trái đất giống như một "Mặt trăng mini".

Và giờ đây, Trái đất đang chuẩn bị nói lời tạm biệt với “Mặt trăng mini” đặc biệt này.

Do lực hút từ Mặt trời mạnh hơn trọng lực Trái đất nên tiểu hành tinh có đường kính 10 mét này sẽ tách ra khỏi quỹ đạo cũ. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết tiểu hành tinh này có thể xuất phát từ một cú va chạm thiên thạch trên Mặt trăng. NASA cũng sẽ sử dụng radar để theo dõi đường đi của tiểu hành tinh này. Và dự kiến Trái đất sẽ có cơ hội gặp lại “Mặt trăng mini” sau khi tiểu hành tinh này hoàn thành chuyến đi vòng quanh Mặt trời sau 31 năm nữa.

Trái đất nói lời tạm biệt với Mặt trăng mini
"Mặt trăng mini" này thuộc về vành đai tiểu hành tinh Arjuna.

Trước đó, theo một nghiên cứu được Hiệp hội Thiên văn học Mỹ đăng tải vào cuối tháng 9, dự kiến trọng lực của Trái đất sẽ hút một tiểu hành tinh vào quỹ đạo trong 2 tháng. Điều này đồng nghĩa với việc tiểu hành tinh có kích thước tương đương chiếc xe bus này sẽ trở thành “Mặt trăng mini” của Trái đất.

Tiểu hành tinh sẽ nằm trong quỹ đạo của Trái đất trong khoảng thời gian từ ngày 29/9 đến ngày 25/11, sau đó quay trở lại vành đai tiểu hành tinh quanh Mặt trời.

Giáo sư Carlos de la Fuente Marcos tại Đại học Complutense Madrid - người dẫn đầu nghiên cứu - chia sẻ: "Vật thể sẽ ghé thăm chúng ta này thuộc về vành đai tiểu hành tinh Arjuna. Đây là vành đai thứ cấp gồm đá vũ trụ và di chuyển theo quỹ đạo gần giống với Trái đất".

Ông Carlos de la Fuente Marcos lý giải rằng một số tiểu hành tinh tại vành đai Arjuna có thể tiến đến gần Trái đất, với khoảng cách 4,5 triệu km.

Nếu tốc độ di chuyển của chúng thấp, khoảng 3.540km/h, hành trình của chúng có thể chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi từ trường Trái đất. Giáo sư Carlos de la Fuente Marcos nhận định với những điều kiện như vậy, tiểu hành tinh đó có thể trở thành Mặt trăng tạm thời của Trái đất. Tuy nhiên, ông bổ sung rằng nó sẽ không đi theo quỹ đạo đầy đủ quanh Trái đất.

Tiểu hành tinh này được phát hiện vào ngày 7/8, nó dài 10 mét. Các nhà khoa học dự đoán rằng “Mặt trăng mini” này sẽ quay trở lại quỹ đạo Trái đất vào năm 2055.

Đây cũng không phải là “Mặt trăng mini” đầu tiên của Trái đất, theo đó sự kiện tương tự từng xảy ra trong năm 1981 và 2022.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu cách Trái đất 25 tỷ km đã được

Tàu cách Trái đất 25 tỷ km đã được "hồi sinh" như thế nào?

Tàu vũ trụ du hành liên sao Voyager 1 đã phải sử dụng đến máy phát băng tần cũ để liên hệ với NASA sau khi gặp lỗi mất tín hiệu.

Đăng ngày: 26/11/2024
Vật thể bất khả thi 13,8 tỉ tuổi:

Vật thể bất khả thi 13,8 tỉ tuổi: "Con đầu lòng" của Big Bang?

Những vật thể gây bối rối cho giới khoa học mà gần đây kính viễn vọng James Webb ghi nhận được có thể đã tồn tại từ khi vũ trụ ra đời.

Đăng ngày: 26/11/2024
Chìa khóa mở ra cánh cửa du hành thời gian

Chìa khóa mở ra cánh cửa du hành thời gian

Trở về quá khứ hoặc đi tắt đến tương lai là khao khát mà con người tìm cách hiện thực hóa.

Đăng ngày: 25/11/2024
Tinh trùng người di chuyển kém trong môi trường không trọng lực

Tinh trùng người di chuyển kém trong môi trường không trọng lực

Nghiên cứu của các nhà khoa học Tây Ban Nha cho thấy ở môi trường không trọng lực tinh trùng người giảm sức sống và khả năng di chuyển.

Đăng ngày: 25/11/2024
Rác vệ tinh đe dọa nghiêm trọng bầu khí quyển

Rác vệ tinh đe dọa nghiêm trọng bầu khí quyển

Hàng trăm vệ tinh hết hạn sử dụng rơi xuyên qua khí quyển Trái Đất mỗi năm, và con số này đang tăng chóng mặt.

Đăng ngày: 25/11/2024
Nhân loại lần đầu ghi lại khoảnh khắc cuối đời của một ngôi sao khổng lồ

Nhân loại lần đầu ghi lại khoảnh khắc cuối đời của một ngôi sao khổng lồ

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học chụp được hình ảnh cận cảnh một ngôi sao khổng lồ nằm bên ngoài ngân hà bằng Kính thiên văn rất lớn (VLT) của Đài quan sát Nam Âu có trụ sở tại Chile.

Đăng ngày: 25/11/2024
Trung Quốc thử nghiệm thành công khoang tàu vũ trụ bơm phồng

Trung Quốc thử nghiệm thành công khoang tàu vũ trụ bơm phồng

Viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc hôm 21/11 thông báo, khoang tàu vũ trụ bơm phồng mà vệ tinh Shijian-19 mang theo đã vượt qua thử nghiệm quỹ đạo.

Đăng ngày: 25/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News