Trái đất nóng sớm hơn giới hạn đặt ra, nhiệt độ có thể tăng 1,5 độ C trong 5 năm tới

Ngày 27/5, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã nhận định về xu hướng khí hậu toàn cầu, theo đó nhiệt độ Trái đất có thể tăng 1,5 độ C trong vòng 5 năm tới.

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Văn phòng Khí tượng Vương quốc Anh cho biết, 40% khả năng nhiệt độ trung bình toàn cầu hàng năm vượt 1,5°C (34,7 độ F) so với nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp, giới hạn ấm lên của Trái đất mà Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đã đặt ra.

Theo dự đoán về khí hậu toàn cầu trong 10 năm của Văn phòng Khí tượng Vương quốc Anh, có tới 90% khả năng xảy ra tình huống rằng ít nhất một năm trong giai đoạn từ năm 2021 - 2025 sẽ đạt mức nhiệt cao nhất được ghi nhận trong lịch sử, vượt qua nền nhiệt cao kỷ lục vào năm 2016. Nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ trung bình hàng năm trên toàn cầu trong vòng 5 năm tới có thể sẽ cao hơn ít nhất 1°C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.

Tổng Thư ký WMO Petteri Taalas cho biết: "Đây không chỉ là số liệu thống kê. Nhiệt độ tăng đồng nghĩa với việc băng tan nhiều hơn, mực nước biển dâng cao hơn, sóng nhiệt và thời tiết khắc nghiệt khác diễn ra thường xuyên hơn, đồng thời tác động nhiều hơn đến an ninh lương thực, sức khỏe, môi trường và sự phát triển bền vững".

Trái đất nóng sớm hơn giới hạn đặt ra, nhiệt độ có thể tăng 1,5 độ C trong 5 năm tới
Quạt phun sương hoạt động hết công suất tại quán cà phê ở trung tâm Rome, Italy trong đợt nắng nóng với nhiệt độ lên tới hơn 34 độ C (Ảnh: AP).

Với Thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015, ​​các quốc gia cam kết hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu xuống dưới 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Thỏa thuận nỗ lực hướng tới mức giới hạn an toàn 1,5°C.

Ông Joeri Rogelj, Giám đốc nghiên cứu tại Viện Grantham thuộc Đại học Hoàng gia London, cho biết, một năm có mức nhiệt tăng trên 1,5°C không có nghĩa là các mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu bị vi phạm.

"Tuy nhiên, đây vẫn là một tin rất xấu", ông Rogelj nói. "Điều này một lần nữa cho chúng ta thấy rằng, hành động vì khí hậu cho đến nay là hoàn toàn không đủ và lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính cần phải được giảm khẩn cấp về 0 nhằm ngăn chặn tình trạng nóng lên toàn cầu ".

Theo báo cáo của WMO vào tháng 4/2021, năm 2020 là một trong ba năm nóng nhất từng được ghi nhận khi nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng 1,2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những tác động của than đối với môi trường có thể bạn chưa biết

Những tác động của than đối với môi trường có thể bạn chưa biết

Than là một trong những nguồn tài nguyên hữu ích và hợp túi tiền nhất, nên không thể nói các nước đang phát triển phải loại bỏ việc sử dụng than.

Đăng ngày: 29/05/2021

"Tử thần Bắc Cực" thoát khỏi "mộ băng", nhiều con sông nhiễm độc

Sự tan chảy của 3 sông băng ở hòn đảo băng giá gần Bắc Cực – Greenland - đã giải phóng một lượng thủy ngân bí ẩn vào các con sông và vịnh hẹp băng hà.

Đăng ngày: 28/05/2021

"Đám cháy thây ma" ở Bắc Cực hồi sinh từ băng giá

Ở vùng Bắc Cực lạnh giá, đám cháy đã bị dập tắt từ năm trước có thể bùng lên trở lại vào mùa xuân năm sau, chúng được gọi là đám cháy zombie – hay đám cháy thây ma.

Đăng ngày: 27/05/2021
Tìm ra phương pháp biến nhựa thành vật liệu hữu ích trong một giờ

Tìm ra phương pháp biến nhựa thành vật liệu hữu ích trong một giờ

Trong khi hàng triệu tấn nhựa được sản xuất ở Mỹ mỗi năm, chỉ có khoảng 9% được tái chế.

Đăng ngày: 26/05/2021
Sa Pa bất ngờ chuyển rét giữa mùa hè

Sa Pa bất ngờ chuyển rét giữa mùa hè

Đêm 23/5, một bộ phận không khí lạnh từ phía Bắc tăng cường xuống Lào Cai, kết hợp với tác động của vùng hội tụ gió trên cao.

Đăng ngày: 24/05/2021
Biến đổi khí hậu có thể khiến thiên đường du lịch Maldives biến mất vào cuối thế kỷ này

Biến đổi khí hậu có thể khiến thiên đường du lịch Maldives biến mất vào cuối thế kỷ này

Theo dự đoán, Maldives có thể sẽ chìm xuống biển vào cuối thế kỷ này.

Đăng ngày: 24/05/2021
Tảng băng lớn nhất thế giới vừa tách khỏi Nam Cực, có diện tích bề mặt rộng hơn cả thủ đô Hà Nội

Tảng băng lớn nhất thế giới vừa tách khỏi Nam Cực, có diện tích bề mặt rộng hơn cả thủ đô Hà Nội

Dài 175 km và rộng 25 km, diện tích bề mặt của nó trải dài tới hơn 4.300 km vuông.

Đăng ngày: 21/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News