Trái đất sắp quay lại thời kỳ băng hà?

Trong thời gian tới, trên Mặt trời có thể tạo ra 4 cực từ, gây lạnh trên Trái đất. Đó là dự báo của Đài Thiên văn quốc gia và Viện Khoa học tự nhiên Nhật Bản, căn cứ vào quá trình quan sát lâu dài từ vệ tinh Hinode (Phương Đông).


Ảnh: Vệ tinh Hinode chuyên quan sát Mặt trời của Nhật Bản

Trên Mặt trời, cực từ thông thường cứ đổi chỗ 11 năm một lần và cũng thường trùng với cực địa lý. Sự chuyển đổi thường lệ lẽ ra xảy ra vào tháng 5/2013. Thế nhưng, qua những hình ảnh và số liệu vệ tinh Hinode - chuyên quan sát Mặt trời của cơ quan thăm dò không gian JAXA, Nhật Bản - đo được, người ta thấy lần này, tại cực bắc của Mặt trời việc chuyển từ “trừ” sang “cộng” đã xảy ra sớm hơn, vào tháng 5 vừa qua. Không loại trừ là cực nam sau đó cũng đổi dấu sang “âm”. Vào lúc nào đó, cả hai cực địa lý của Mặt trời cũng sẽ mang dấu “cộng".

Theo ý kiến của các chuyên gia, kết quả là đường xích đạo trên đó sẽ hình thành hai cực từ tạm thời mang dấu “âm”. Hiện tượng như vậy trên Mặt trời đã từng xảy ra trước đây trong lịch sử, ví dụ vào Thế kỷ XVII-XVIII. Những thay đổi trên Mặt trời ảnh hưởng sâu sắc đến khi hậu trên Trái đất là điều ai cũng biết. Lịch sử khí hậu mấy thế kỷ qua cũng ghi nhận: Chính vào thời kỳ đó, Trái đất đã phải chịu một thời gian lạnh giá ghê gớm.

Từ các quan sát trên, các nhà thiên văn Nhật dự báo rằng sự xuất hiện 4 cực từ trên Mặt trời hiện nay - tương tự như trước đây, cũng mang đến cho Trái đất của chúng ta một thời kỳ lạnh giá, chưa biết bắt đầu vào lúc nào. Và nếu đúng như vậy, nó sẽ chấm dứt được hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn ra theo chiều hướng Trái đất đang nóng lên hiện nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News