Trái đất sẽ có thêm rất nhiều sa mạc Sahara nếu xu hướng này tiếp tục xảy ra

Nhiệt độ Trái đất đang tăng dần vì quá trình biến đổi khí hậu - xu hướng ấy sẽ tạo ra rất nhiều thảm họa không mong muốn cho loài người. Và một trong số đó chính là nguy cơ hoang mạc hóa đất liền, thứ mà mới đây các chuyên gia buộc phải đưa ra lời cảnh báo.

Cụ thể, theo như tiến sĩ Manoj Joshi từ khoa Khoa học môi trường thuộc ĐH East Anglia, nếu như Trái đất tăng chỉ 2°C, một phần lớn diện tích đất liền sẽ trở nên khô cằn và dần biến thành sa mạc, giống như Sahara vậy.

Lúc đó, ít nhất 1/4 diện tích sẽ bị ảnh hưởng, tức là 1,5 tỉ người sẽ mất đi môi trường sống vốn có của mình.

Trái đất sẽ có thêm rất nhiều sa mạc Sahara nếu xu hướng này tiếp tục xảy ra
Nhiệt độ tăng lên, sa mạc sẽ tăng diện tích.

"Tỉ lệ hóa khô sẽ gia tăng đến 20% - 30% diện tích đất liền hiện nay khi nhiệt độ tăng thêm 2ºC" - trích lời tiến sĩ Joshi.

Nhóm nghiên cứu của Joshi đã tính toán 27 mô hình khí hậu trên thế giới, và xác định được những khu vực dễ bị hoang mạc hóa nhất. Đó là một phần Đông Nam Á, Nam Âu, Nam Phi, Trung Mỹ và Nam Úc. Với ngần ấy khu vực bị ảnh hưởng, ít nhất 20% dân số thế giới cũng không thể sống yên ổn. Con số tương đương 1,5 tỉ người.

Tính đến thời điểm hiện tại, nhiệt độ Trái đất đã tăng thêm 1°C so với thời kỳ cách mạng công nghiệp trong thế kỷ 20. Theo tiến sĩ Chang-Eui Park, đồng tác giả nghiên cứu từ ĐH Khoa học Công nghệ Trung Quốc, đây là một mối đe dọa khá nghiêm trọng.

Trái đất sẽ có thêm rất nhiều sa mạc Sahara nếu xu hướng này tiếp tục xảy ra
Quá trình khô hoá gây ảnh hưởng nặng đến nông nghiệp.

"Quá trình khô hoá thực sự là một vấn đề, vì nó gây ảnh hưởng nặng đến nông nghiệp, chất lượng nước, và đa dạng sinh thái".

"Nó làm tăng hạn hán và cháy rừng, giống như những gì đang xảy ra tại California".

Năm 2015, các quốc gia trên thế giới đã ký kết Hiệp định Paris về phòng chống biến đổi khí hậu, nhằm thể hiện sự chung tay để kiểm soát hậu quả của con người gây ra. Mục tiêu trước mắt của hiệp định là ngăn chặn mức gia tăng nhiệt độ chỉ ở 1,5°C, và giờ đây nó đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

"Với chỉ 1,5°C, diện tích đất bị ảnh hưởng bởi quá trình khô hóa sẽ giảm đi rất nhiều" - Jeong cho biết.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Climate Change.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão khi đến gần Trường Sa

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão khi đến gần Trường Sa

Đêm qua (02/01), áp thấp nhiệt đới đã vượt qua miền Trung đảo Palawan (Philippines) và đi vào phía Nam Biển Đông.

Đăng ngày: 03/01/2018
-40 độ C, Canada lạnh đến nỗi chim cánh cụt phải

-40 độ C, Canada lạnh đến nỗi chim cánh cụt phải "lánh nạn"

Chim cánh cụt vua, một trong năm loài sinh sống trong vườn thú Calgary ở phía tây Alberta, Canada, chắc chắn quen với khí hậu lạnh giá hơn những giống cánh cụt Humboldt thường thích khí hậu ấm áp.

Đăng ngày: 03/01/2018
Áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh về Biển Đông, miền Bắc trời rét

Áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh về Biển Đông, miền Bắc trời rét

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, áp thấp nhiệt đới trên vùng bờ biển phía Đông khu vực miền Nam Philippines đang hoạt động mạnh lên và di chuyển rất nhanh.

Đăng ngày: 02/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News