Trái Đất sẽ không bị đe dọa những thập kỷ tới?
Cơ quan hàng không vụ trũ Mỹ (NASA) ngày 29/9 cho biết số lượng tiểu hành tinh lớn đi qua gần Trái Đất, đặc biệt là những tiểu hành tinh có kích cỡ trung bình có khả năng hủy diệt cả một cụm dân cư lớn, đã giảm đi và khả năng xảy ra va chạm lớn giữa những tiểu hành tinh này với Trái Đất là rất ít.
Những đánh giá này là kết quả của việc thống kê một cách chính xác nhất các vật thể quay xung quanh Mặt Trời, cách hành tinh này chưa đến 195 triệu km và ở tương đối gần quỹ đạo Trái Đất.
Theo ông Tim Spahr, giám đốc "Trung tâm tiểu hành tinh" thuộc Trung tâm vật lý thiên văn của Trường đại học Harvard (Mỹ), "nguy cơ một tiểu hành tinh rất lớn va chạm Trái Đất trước khi chúng ta phát hiện và báo động về vụ va chạm này, đã giảm một cách đáng kể."
Hiện, NASA đã phát hiện 93% trong tổng số 3.300 tiểu hành tinh lớn nhất (có đường kính ít nhất 1km) ở gần Trái Đất và số lượng tiểu hành tinh có kích cỡ lớn tương đương một ngọn núi nhỏ đã giảm từ 1.000 xuống còn 981 tiểu hành tinh, trong đó 911 tiểu hành tinh đã được phát hiện.
Trong khi đó, số lượng tiểu hành tinh có kích cỡ trung bình cũng giảm mạnh từ 35.000 xuống còn 19.500.
Cũng theo NASA, những quan sát mới của kính thiên văn WISE đã cho thấy sẽ không có vật thể nào đe dọa Trái Đất trong những thập kỷ tới.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
