Trái Đất sẽ trở thành nhà kính khổng lồ "trong vài chục năm nữa"

Các nhà khoa học cảnh báo các nước cần cấp tốc chuyển sang nền kinh tế xanh bởi ô nhiễm từ nhiên liệu hóa thạch sẽ đẩy Trái Đất vào nguy hiểm về lâu dài.

Nếu băng ở các cực tiếp tục tan, rừng bị chặt phá và khí nhà kính gia tăng sau mỗi năm như hiện nay, Trái Đất sẽ chuyển tiếp sang một giai đoạn mới.

“Khí hậu sẽ nóng hơn 4-5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và mực nước biển dâng cao 10-60 m so với hiện nay”, các nhà khoa học cảnh báo vào ngày 6/8. Điều đó “sẽ tới chỉ trong vòng vài chục năm nữa”, các nhà khoa học nhận định.

Báo cáo được công bố trong lúc nắng nóng kinh hoàng đang hoành hành tại châu Âu và nhiều nơi trên thế giới. Nắng nóng dẫn đến cháy rừng ở Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Mỹ... làm tan chảy sông băng trên dãy núi Kebnekaise, Thụy Điển.

Ảnh chụp từ vệ tinh Copernicus cho thấy đợt nắng nóng thiêu đốt mùa hè 2018 làm biến đổi thảm thực vật châu Âu giữa tháng 6 và tháng 7.

Trở thành nhà kính

Trạng thái nhà kính là hiện tượng Trái đất nóng lên do giữ nhiệt từ Mặt Trời thay vì phân tán nhiệt trở lại không gian bên ngoài, tương tự với nhà kính trồng cây.

“Trái Đất trong trạng thái nhà kính là không thể kiểm soát được và gây nguy hiểm tới nhiều người”, theo nghiên cứu của Đại học Copenhagen, Đại học Quốc gia Australia và Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam tại Đức.

Nước ở các hệ thống sông ngòi dâng cao, bão hoành hành tại vùng ven biển và những rặng san hô đối diện với nguy cơ biến mất. Tất cả những điều này có thể diễn ra vào cuối thế kỷ 21 hoặc thậm chí có thể sớm hơn.

Trái Đất sẽ trở thành nhà kính khổng lồ trong vài chục năm nữa
Tảng băng trôi 11 triệu tấn đe dọa ngôi làng tại Greenland. (Ảnh: CNN).

Cũng theo nghiên cứu này, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ vượt mọi mức nhiệt của thời kỳ gian băng trong 1,2 triệu năm qua. Gian băng là thời kỳ xen giữa các Kỷ Băng Hà khi nhiệt độ Trái Đất ấm hơn làm tan băng ở các cực.

Băng tan dẫn đến nước biển dâng cao đột ngột, làm ngập lụt vùng duyên hải và ảnh hưởng tới hàng trăm triệu người đang sống tại những khu vực này.

“Nhiều nơi trên Trái Đất sẽ không thể sinh sống được nếu "Nhà kính Trái Đất" trở thành hiện thực”, đồng tác giả Johan Rockstrom, giám đốc điều hành Trung tâm Phục hồi Stockholm, khẳng định.

Ngưỡng cực hạn của Trái Đất tới đâu?

Giới nghiên cứu cho biết ngưỡng thay đổi sẽ đến khi nhiệt độ Trái Đất cao hơn 2 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp. Hiện tại, mức nhiệt toàn cầu đã tăng 1 độ C và hành tinh này sẽ tiếp tục nóng lên với tốc độ tăng 0,17 độ/thập kỷ.

“Sự nóng lên 2 độ C có thể sẽ kích hoạt các yếu tố quan trọng, khiến nhiệt độ có thể tăng cao hơn nữa và tiếp tục gây ra nhiều sự thay đổi khác. Giống như hiệu ứng domino, điều này sẽ khiến cho Trái Đất ngày càng nóng hơn”, các nhà khoa học viết trong báo cáo.

Từng đợt nối tiếp nhau như vậy “có thể sẽ đưa Trái Đất sang một trạng thái mới”, đồng tác giả Hans Joachim Schellnhuber, giám đốc Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam, dự báo.

Các chuyên gia lo ngại những hiện tượng như cháy rừng sẽ xảy ra tràn lan do Trái Đất nóng, khô hạn. Điều này có thể sẽ làm gia tăng khối lượng CO2 tích tụ, tiếp tục dẫn đến sự nóng lên toàn cầu.

Trái Đất sẽ trở thành nhà kính khổng lồ trong vài chục năm nữa
Nhân viên cứu hỏa trong trận cháy dữ dội gần thủ đô Athens, Hy Lạp vào ngày 23/7. (Ảnh: Reuters).

Con đường tìm ra điểm cực hạn của Trái Đất

Nghiên cứu mang tên Perspective (Viễn cảnh) được tiến hành dựa trên các nghiên cứu trước đây về ngưỡng giới hạn của Trái Đất.

Các nhà khoa học nghiên cứu điều kiện môi trường trong quá khứ, chẳng hạn như trong kỷ Pliocene cách đây 5 triệu năm, mật độ khí CO2 là 400 ppm, tương tự hiện nay. Trong thời kỳ khủng long thống trị Cretaceous cách đây 100 triệu năm, mức độ CO2 thậm chí còn cao hơn, đạt 1.000 ppm, chủ yếu do hoạt động của núi lửa.

Các tác giả nghiên cứu “đối chiếu những ý tưởng, lý thuyết từng được công bố trước đây để trình bày cơ chế của điểm cực hạn”, Martin Siegert, đồng giám đốc Viện Grantham thuộc Học viện Hoàng gia London không tham gia vào nghiên cứu, cho biết.

Siegert cũng đánh giá việc cho rằng 2 độ C là ngưỡng cực hạn "một đi không trở lại" của Trái Đất là điểm mới của nghiên cứu này.

Ngừng thải khí nhà kính, Trái Đất vẫn nóng lên

Theo các nhà nghiên cứu, con người cần ngay lập tức thay đổi lối sống để có thể trở thành những chủ nhân tốt hơn của Trái Đất.

Trái Đất sẽ trở thành nhà kính khổng lồ trong vài chục năm nữa
Gần 40% diện tích thành phố Jakarta, Indonesia hiện nằm dưới mực nước biển. (Ảnh: Reuters).

Nhiên liệu hóa thạch cần phải được thay thế bằng các nguồn năng lượng không phát thải khí nhà kính hoặc chỉ thải ra một lượng thấp. Con người cần nghĩ các biện pháp để hấp thụ lượng carbon thải ra, cụ thể như trồng nhiều cây hơn và ngăn chặn phá rừng.

Phương pháp canh tác, quản lý đất hiệu quả, bảo tồn đất liền và bờ biển, đồng thời tận dụng các công nghệ thu nạp carbon cũng là những điều con người có thể làm.

Tuy nhiên, xu hướng ấm lên hiện tại sẽ tiếp tục gây ra các sự thay đổi như tan băng ở cực và mất rừng. Lượng tuyết bao phủ Bắc bán cầu cũng sẽ biến mất. Nói cách khác, kể cả nếu chúng ta ngừng phát thải khí nhà kính, sự nóng lên toàn cầu vẫn tiếp diễn.

Trong bối cảnh đó, các nhà nghiên cứu cảnh báo Trái Đất chưa chắc có thể duy trì sự ổn định.

“Điều chúng tôi chưa biết là liệu hệ khí hậu có thể an toàn "hạ cánh" ở gần mức tăng nhiệt 2 độ C so với thời tiền công nghiệp như Thỏa thuận Paris đã vạch ra hay không”, ông Schellnhuber nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Phát hiện 44 hang động mới trong khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng

Phát hiện 44 hang động mới trong khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng

Các động được phát hiện mới nằm trong khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng phân bố nhiều nhất tại các xã Dân Hóa, Hóa Sơn, Trung Hóa, Thượng Hóa (huyện Minh Hóa) với 33 hang động.

Đăng ngày: 08/08/2018
Tường sương mù che phủ bãi biển Anh

Tường sương mù che phủ bãi biển Anh

Chuyên gia khí tượng giải thích sương mù dày đặc xuất hiện do không khí ấm từ đất liền hòa lẫn với không khí mát ngoài biển.

Đăng ngày: 07/08/2018
Ô nhiễm không khí có thể làm thay đổi cấu trúc tim

Ô nhiễm không khí có thể làm thay đổi cấu trúc tim

Cứ hít thở trong một mét khối bụi PM2.5 ô nhiễm trong không khí hoặc cứ hít thở mỗi 10 microgram trên một mét khối nitơ dioxit (NO2) sẽ khiến cấu trúc tim tăng thêm khoảng 1%.

Đăng ngày: 07/08/2018
Bức tường cát hơn nghìn mét ập xuống thành phố Mỹ

Bức tường cát hơn nghìn mét ập xuống thành phố Mỹ

Cơn bão cát khổng lồ nhanh chóng kéo tới che phủ thành phố Phoenix, gợi liên tưởng đến ngày tận thế.

Đăng ngày: 07/08/2018
Biến đổi khí hậu và sự sinh sôi của

Biến đổi khí hậu và sự sinh sôi của "vi khuẩn ăn thịt người"

Bây giờ là khoảng thời gian nắng nóng trong năm và hầu hết mọi người đều đổ xô đi biển. Và đây cũng là thời điểm các bác sĩ ghi nhận sự gia tăng của một loại vi khuẩn ăn thịt người gọi là Vibrio.

Đăng ngày: 06/08/2018
Ít nhất 91 người chết sau động đất ở Indonesia

Ít nhất 91 người chết sau động đất ở Indonesia

Phần lớn nạn nhân thiệt mạng ở vùng núi phía bắc đảo Lombok, số người chết dự kiến tăng lên hàng trăm.

Đăng ngày: 06/08/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News