Trái đất sớm muộn cũng trở nên đỏ rực như sao Hỏa

Mỗi phút có 180kg hydrogen rò rỉ ra ngoài vũ trụ và quá trình này được cho là sẽ dẫn tới kết cục chết chóc với Trái đất.

Theo Daily Mail, đây là hiện tượng rò rỉ khí quyển, được nhà thiên văn vật lý học Anjali Tripathi, mô tả trong buổi thuyết trình gần đây.


Trái đất đối mặt với viễn cảnh một ngày kia sẽ trở nên đỏ rực như sao Hỏa.

Bầu không khí trên Trái đất, bao gồm khí oxy, là nguồn sống của các sinh vật, giúp Trái đất trở nên khác biệt so với phần còn lại của Hệ Mặt trời.

“Hiện tượng rò rỉ khí quyển diễn ra liên tục và đủ để khiến bạn cảm thấy lo ngại, dù chỉ một chút”, Tripathi nói. Một khi bị rò rỉ quá nhiều hydrogen, Trái đất sẽ biến thành hành tinh đỏ giống như sao Hỏa.

Hiện tượng này được NASA phát hiện bằng tia cực tím (UV). “Vấn đề ở đây là khí quyển không chỉ tồn tại trong Trái đất mà chúng còn thoát ra ngoài vũ trụ, với tốc độ đáng báo động”.

Nhưng Trái đất không phải hành tinh duy nhất trải qua hiện tượng này, vì nó xảy ra với tất cả các hành tinh.


Vòng tròn màu sáng thể hiện sự thất thoát của khí quyển ra ngoài vũ trụ.

Sao Hỏa nhỏ bé hơn nhiều so với Trái đất và nó có ít trọng lực hơn, nên không giữ được khí quyển lâu như Trái đất. Điều này lý giải vì sao sao Hỏa có màu đỏ dễ nhận biết.

Dạng Oxy và Hydro còn lại trên sao Hỏa tạo ra màu đỏ như “rỉ sét” trên bề mặt sao Hỏa.

Theo giáo sư Tripathi, khí quyển sẽ còn “bốc hơi” khỏi Trái đất nhanh hơn trong tương lai khi Mặt trời ngày càng tỏa nhiệt nhiều hơn.

“Vì vậy chúng ta nên lường trước đến thời điểm Trái đất trở nên giống như sao Hỏa. Những gì còn lại ở đây sẽ chỉ là một màu đỏ khô cằn”, Tripathi nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News