Trái đất thường xuyên bị rò rỉ plasma ra ngoài vũ trụ
Một nghiên cứu mới đây nhất của Cơ quan Vũ trụ châu Âu cho biết mỗi ngày trôi qua là từng ấy thời gian Trái đất bị rò rỉ 90 tấn plasma vào không gian bên ngoài vũ trụ.
Trái đất nhìn từ xa bên ngoài vũ trụ trông giống như một quả cầu bao trùm bởi màu xanh và khá bền vững nhưng thực tế không phải như vậy. Hàng ngày khoảng 90 tấn plasma vẫn lặng lẽ thoát khỏi Trái đất và tỏa ra ngoài khoảng không vũ trụ. Plasma là một dạng vật chất vô hình, hình thành tại tầng khí quyển khi các tia mặt trời tiếp xúc với các hạt khí quyển. Dạng plasma này đi theo đường sức từ thoát khỏi lưc hấp dẫn của Trái đất nhưng hầu hết vẫn bị giữ lại bởi một bong bóng khổng lồ xung quanh Trái đất hay còn gọi là "plasmaphere", cách khoảng hơn 25.000km so với Trái đất.
Mô phỏng hiện tượng thất thoát plasma từ Trái đất
Các nhà khoa học bắt đầu quan sát được hiện tượng plasma thoát khỏi Trái đất từ những năm 1990 nhưng những nghiên cứu mới đây nhất cho thấy hiện tượng thất thoát plasma này ngày càng trở nên thường xuyên hơn. Ông Iannis Dandouras, một nhà khoa học người Pháp tham gia quá trình nghiên cứu cho biết: "Cuối cùng chúng tôi cũng tìm ra bằng chứng về sự rò rỉ thường xuyên và liên tục của vật chất mang tên plasma ra ngoài vũ trụ".
Các dữ liệu mới nghiên cứu cho thấy plasma thoát ra khỏi Trái đất giống như những luồng gió được tạo ra bởi sự tương tác của lực hấp dẫn tác động lên Trái đất. "Hãy tưởng tượng bạn mua một quả bóng bay và ngày hôm sau thấy nó rơi xuống đất", một Giáo sư vật lý tại Đại học UCLA ví dụ. "Bạn không thấy sự rò rỉ này bằng mắt thường nhưng khí heli liên tục được khuếnh tán ra ngoài quả bóng bay. Về cơ bản đó là những gì đang xảy ra với Trái đất".
May mắn thay con người trên Trái đất không có gì phải lo lắng về hiện tượng rò rỉ plasma này. Mức độ rò rỉ là khá nhỏ so với toàn bộ bầu khí quyển của Trái đất. Con người sống trên hành tinh xanh về lâu dài cũng sẽ không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
