Trái đất tự nuốt mình rồi "mắc nghẹn" ở Thái Bình Dương?

Dữ liệu địa chấn bất thường ở Thái Bình Dương đã tiết lộ một cấu trúc khổng lồ bí ẩn chui vào lòng Trái đất từ thời khủng long.

Theo SciTech Daily, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà địa chất Jingchuan Wang của Đại học Maryland (Mỹ) đã xác định được tàn tích của một đáy biển thời tiền sử đã bị Trái đất nuốt vào khoảng 250 triệu năm trước.

"Khám phá của chúng tôi mở ra những câu hỏi mới về cách Trái đất sâu thẳm ảnh hưởng đến những gì chúng ta nhìn thấy trên bề mặt qua khoảng cách và thang thời gian rộng lớn" - TS Wang nói.

Trái đất tự nuốt mình rồi mắc nghẹn ở Thái Bình Dương?
Một cấu trúc bí ẩn đang di chuyển bên dưới mảng Nazca có thể là một mảnh vỏ Trái đất đã chui sâu xuống 250 triệu năm trước - (Ảnh: NATURE ADVANCE).

Bằng cách truyền sóng âm dội sâu vào lòng đất để lập bản đồ địa chấn, TS Wang và các cộng sự đã phát hiện một thứ gì đó kỳ lạ đang di chuyển chậm dưới mảng kiến tạo Nazca ở Thái Bình Dương.

Có thể hiểu mảng kiến tạo như những mảnh vỏ khổng lồ của Trái đất, bên trên "cõng" các phần của lục địa hoặc đại dương. Bề mặt địa cầu được tạo thành bởi trên dưới 20 mảng như thế.

Theo thời gian, các mảng kiến tạo của Trái đất liên tục sắp xếp lại, trượt đè lên nhau, kéo theo các lục địa và đại dương thay đổi hình dạng.

Các mảng bị hút chìm vào bên trong lòng Trái đất cũng sẽ dần bị tan chảy, vật liệu từ chúng hòa quyện với vật liệu lớp phủ và có thể được tái chế, trở thành vật liệu của mảng khác trồi lên mặt đất trong tương lai.

Ở khu vực này, mảng Nazca hiện đang chìm xuống bên dưới mảng Nam Mỹ. Nhưng có những chi tiết kỳ lạ.

Đầu tiên là ở phía Tây của mảng đang chìm này, có một dãy núi đại dương khổng lồ, đang phát triển nhanh chóng.

Ngoài ra, tại khu vực này, vật chất chìm xuống với tốc độ chỉ bằng một nửa tốc độ mà các nhà khoa học mong đợi, cho thấy có một thứ gì đó đang cản đường vật chất từ bên trên chìm sâu vào lớp phủ.

Các phân tích tiếp theo đã hé lộ một cấu trúc đặc hơn và lạnh hơn vật liệu xung quanh nó, đang nằm mắc kẹt ở phần trên của lớp phủ.

Công bố các phát hiện trên tạp chí khoa học Science Advances, các tác giả cho rằng khu vực dày đặc này chính là một mảng đáy biển cổ đại "hóa thạch".

Nó may mắn không bị tan chảy hoàn toàn vào vật liệu lớp phủ xung quanh và dường như bị mắc kẹt, lơ lửng.

Tác động từ nó đã góp phần vào sự phát triển của dãy núi đại dương khổng lồ nói trên.

Phát hiện này vô cùng thú vị bởi tình trạng bị mắc kẹt của mảng đáy biển cổ đại này đem đến cơ hội tuyệt vời để nghiên cứu về những gì xảy ra sâu trong lòng Trái đất và làm rõ thêm lý thuyết về kiến tạo mảng hãy còn nhiều bí ẩn.

Nhìn về phía trước, nhóm nghiên cứu có kế hoạch mở rộng nghiên cứu của họ sang các khu vực khác của Thái Bình Dương và xa hơn nữa.

Điều này sẽ bao gồm việc lập một bản đồ toàn diện hơn về các vùng từng chìm xuống và trào lên cổ đại, hay tham vọng hơn là các mô hình đầy đủ về cách các mảng kiến tạo di chuyển trong suốt lịch sử Trái đất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn

Bí ẩn "nước mắt Đức Phật" của tượng Phật khổng lồ Leshan: Hiện tượng khoa học hay truyền thuyết?

Tượng Phật khổng lồ Leshan tại Tứ Xuyên, Trung Quốc, là một biểu tượng vĩ đại không chỉ vì kích thước khổng lồ mà còn vì những câu chuyện kỳ bí xung quanh.

Đăng ngày: 02/10/2024
Toà chung cư đông đúc nhất thế giới: Có thể chứa tới 30.000 người, khung cảnh bên trong gây choáng ngợp

Toà chung cư đông đúc nhất thế giới: Có thể chứa tới 30.000 người, khung cảnh bên trong gây choáng ngợp

Toà nhà có tên Regent International tại Hàng Châu (Trung Quốc) đã khiến nhiều người không khỏi choáng ngợp bởi sức chứa khổng lồ của nó.

Đăng ngày: 02/10/2024
Tàu viên đạn Nhật Bản không gây tai nạn suốt 60 năm

Tàu viên đạn Nhật Bản không gây tai nạn suốt 60 năm

Tàu Shinkansen không gây tai nạn chết người và thương tích nào từ khi bắt đầu hoạt động và thời gian trễ chuyến trung bình chưa đến 5 phút.

Đăng ngày: 02/10/2024
Loài vật nào đẻ nhiều nhất trong thế giới tự nhiên?

Loài vật nào đẻ nhiều nhất trong thế giới tự nhiên?

Số lượng con mà một loài động vật có thể đẻ ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và chủ đề này phức tạp hơn những gì mà bạn nghĩ.

Đăng ngày: 01/10/2024
Bụi sa mạc được biến đổi thành khoáng chất nuôi dưỡng sự sống

Bụi sa mạc được biến đổi thành khoáng chất nuôi dưỡng sự sống

Bụi sa mạc đang được bầu khí quyển Trái Đất chuyển hóa thành khoáng chất, và từ đó nuôi dưỡng sự sống.

Đăng ngày: 01/10/2024
Thiết bị sản xuất điện ban đêm từ bức xạ hồng ngoại

Thiết bị sản xuất điện ban đêm từ bức xạ hồng ngoại

Thiết bị của nhóm nghiên cứu Đại học New South Wales sử dụng bộ phận bán dẫn đặc biệt để thu thập bức xạ hồng ngoại mà Trái Đất phát ra và biến đổi thành điện.

Đăng ngày: 01/10/2024
K-222: Tàu ngầm nhanh nhất thế giới

K-222: Tàu ngầm nhanh nhất thế giới

Tàu ngầm hạt nhân K-222 của Liên Xô lập kỷ lục tốc độ cách đây hơn 50 năm và chưa từng bị đánh bại kể từ sau đó.

Đăng ngày: 30/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News