Trạm lọc khí kiêm nhà chờ xe buýt
Một thiết bị lọc khí có hình dạng giống nhà chờ xe buýt được lắp đặt thử nghiệm ở đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh trước khi nhân rộng mô hình.
Trạm lọc khí kiêm nhà chờ xe buýt ở Trung Quốc
Thiết bị này trước đó được thử nghiệm 4 tháng tại khu trung tâm Hong Kong, trước khi chuyển đến Bắc Kinh hôm 2/7. Nó có thể loại trừ 30-70% bụi phân tử PM2.5 (bụi có đường kính nhỏ hơn 2,5 micron) và PM10 trong không khí, tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm không khí trong thời gian thực.
Một sinh viên đang hít thở "không khí sạch" tại thiết bị lọc khí giống trạm xe buýt ở đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh. (Ảnh: Beijing News)
Trong ngày đầu tiên thử nghiệm tại Bắc Kinh, thiết bị này giảm mật độ PM2.5 xuống còn một microgram/m3, thấp hơn đáng kể so với những khu vực lân cận, có mật độ 20 microgram/m3.
Thiết bị này được phát triển với chi phí hơn 77.000 USD. Nó không chỉ là một máy lọc không khí, mà còn là điểm chờ xe buýt. Các chuyên gia cho biết, chi phí nhân rộng mô hình sẽ giảm nếu chỉ lắp đặt hệ thống lọc khí vào các điểm dừng xe buýt đang có, so với xây mới.
Hệ thống lọc này hút khí từ bên dưới, nhả khí sạch bên trên, tạo ra lá chắn không khí sạch, bảo vệ người đứng bên trong nó nhờ hệ thống khí thủy động lực học.
Nếu phiên bản này được thử nghiệm thành công tại đại học Thanh Hoa, trong tương lai, mô hình sẽ được nhân rộng tại những khu vực đông dân khác ở Bắc Kinh, một trong những thành phố có không khí ô nhiễm nhất Trung Quốc.

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ và

Giấy - Ra đời và phát triển
Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

Những phát minh "độc" của Hy Lạp cổ đại
Khẩu pháo bất khả chiến bại, vòi tắm hoa sen, cửa tự động, robot chim bay, ngọn hải đăng, đồng hồ báo thức...là những phát minh cực độc ít ai biết đến của người Hy Lạp cổ đại.

Tia X - Phát hiện vĩ đại của thế kỷ 19
Chắc hẳn không ít người trong số chúng ta đã từng phải đi chụp phim X-Quang. Ngày nay kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế và các ngành công nghiệp.

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla
"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...
