Trạm Vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc dịch chuyển cấu trúc thành công

Hai ngày sau khi ghép nối với module Thiên Hòa, module Mộng Thiên đã hoàn thành cấu trúc hình chữ T cơ bản của trạm Thiên Cung.

Theo Cơ quan Không gian có người lái Trung Quốc (CMS), quá trình dịch chuyển module phòng thí nghiệm Mộng Thiên kéo dài khoảng một giờ và được hoàn thành vào lúc 9h32 sáng ngày 2/11 theo giờ Bắc Kinh. Đến buổi chiều cùng ngày, các phi hành gia Chen Dong, Liu Yang và Cai Xuzhe từ phi hành đoàn Thần Châu 14 đã đi vào bên trong module và liên lạc thành công với đội kiểm soát mặt đất.

Trạm Vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc dịch chuyển cấu trúc thành công
Module Mộng Thiên dịch chuyển vị trí trên trạm Thiên Cung.

Sau khi chuyển vị trí, Mộng Thiên nằm đối xứng với module Vấn Thiên, và cùng với module nòng cốt Thiên Hòa tạo nên cấu trúc hình chữ T cơ bản cho trạm vũ trụ Thiên Cung.

Trong khi module Thiên Hòa đóng vai trò hỗ trợ sự sống cho các phi hành gia và hoạt động như trung tâm điều khiển của trạm vũ trụ, Mộng Thiên và Vấn Thiên chủ yếu dành cho nghiên cứu khoa học vi trọng lực và sự sống ngoài không gian.

So với module phòng thí nghiệm Vấn Thiên, Mộng Thiên được trang bị nhiều cơ sở nghiên cứu hơn, dù có cùng kích thước dài 17,9m và đường kính 4,2m. Nó mang theo 8 tủ thí nghiệm khoa học và cung cấp 37 tùy chọn lắp đặt bổ sung, cho phép thực hiện một loạt thí nghiệm vật lý ở cả trong và ngoài cabin trong môi trường vi trọng lực.

CMS cho biết sẽ sớm tiến hành các bài kiểm tra chức năng và đánh giá việc lắp ráp trạm vũ trụ trong thời gian tới.

Theo dự kiến, trạm Thiên Cung sẽ là nơi diễn ra hơn 1.000 thí nghiệm khoa học trong suốt thời gian hoạt động, bao gồm dự án quốc tế giữa CMS và Văn phòng Liên Hợp Quốc về Hoạt động Vũ trụ. Trong tháng 11, Trung Quốc có kế hoạch phóng Thiên Châu 5 - nhiệm vụ chở hàng thứ 4 lên trạm Thiên Cung để cung cấp vật tư cho nhiệm vụ có người lái Thần Châu 15 sắp tới.


Video: Reuters/CCTV

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA phóng tàu tới tiểu hành tinh 10 tỷ tỷ USD vào năm sau

NASA phóng tàu tới tiểu hành tinh 10 tỷ tỷ USD vào năm sau

Tàu vũ trụ NASA dự kiến bay tới tiểu hành tinh chứa lượng kim loại quý khổng lồ gồm vàng, niken, sắt... ước tính khoảng 10 tỷ tỷ USD, vào tháng 10/2023.

Đăng ngày: 04/11/2022
Kính thiên văn lớn nhất thế giới bị tấn công mạng

Kính thiên văn lớn nhất thế giới bị tấn công mạng

Chile- Đài quan sát ALMA đã phải tạm ngừng hoạt động do một cuộc tấn công mạng, các nhà chức trách hôm 2/11 cho biết.

Đăng ngày: 04/11/2022
Xuyên không 10,7 tỉ năm, quái vật siêu khổng lồ đỏ chạm Trái đất

Xuyên không 10,7 tỉ năm, quái vật siêu khổng lồ đỏ chạm Trái đất

Quyllur - quái vật siêu khổng lồ đỏ chưa từng thấy - vừa hiện ra trước mắt thần của kính viễn vọng tối tân James Webb bằng hình ảnh không phải của thực tại, mà của 10,7 tỉ năm quá khứ.

Đăng ngày: 04/11/2022
Thêm mảnh tên lửa 23 tấn rơi xuống Trái đất?

Thêm mảnh tên lửa 23 tấn rơi xuống Trái đất?

Các nhà khoa học dự báo chỉ trong vài ngày tới, mảnh thân tên lửa từ vụ phóng hai mô-đun của trạm vũ trụ Thiên Cung sẽ rơi ngược trở lại Trái Đất.

Đăng ngày: 04/11/2022
Giải thích nguồn gốc và tác hại của rác thải không gian

Giải thích nguồn gốc và tác hại của rác thải không gian

Một nghiên cứu mới cho thấy trong thập kỷ tới, có 10% khả năng một người nào đó sẽ qua đời do rác thải không gian rơi trúng người.

Đăng ngày: 03/11/2022
Kính viễn vọng không gian Hubble tìm thấy nước trên Mặt trăng Ganymede của Sao Mộc

Kính viễn vọng không gian Hubble tìm thấy nước trên Mặt trăng Ganymede của Sao Mộc

Lần đầu tiên chúng ta có bằng chứng chắc chắn về hơi nước trong khí quyển của Mặt trăng Ganymede của sao Mộc - Mặt rrăng lớn nhất của Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 03/11/2022
Ảnh chụp

Ảnh chụp "ma sao" cách Trái đất 800 năm ánh sáng

Đài thiên văn phía Nam của châu Âu (ESO) cung cấp cái nhìn đầy ma mị về tàn dư của một ngôi sao chết phát nổ cách đây 11.000 năm.

Đăng ngày: 02/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News