Thêm mảnh tên lửa 23 tấn rơi xuống Trái đất?

Các nhà khoa học dự báo chỉ trong vài ngày tới, mảnh thân tên lửa từ vụ phóng hai mô-đun của trạm vũ trụ Thiên Cung sẽ rơi ngược trở lại Trái đất.

Theo tờ Space, trạm vũ trụ Thiên Cung đã được phóng bằng tên lửa Trường Chinh 5B (Long March 5B) của Trung Quốc và như các lần sử dụng tên lử này trước đó, Trung Quốc đã không thực hiện việc cài đặt rơi có kiểm soát với phần thân giữa của tên lửa.

Thêm mảnh tên lửa 23 tấn rơi xuống Trái đất?
Một vụ phóng tên lửa Trường Chinh 5B - (Ảnh: AP).

Thông thường sau một vụ phóng tàu vũ trụ hay thiết bị không gian khác bằng tên lửa, một phần của thân tên lửa phóng sẽ rơi ngược lại Trái đất. NASA từng giải thích rằng mọi mảnh thân tên lửa mà họ sử dụng đều được lập trình để lao xuống biển khi rơi ngược.

Đó là một chức năng mà Trường Chinh 5B đã không được cài đặt. Ông Ted Muelhaupt, nhà tư vấn từ Văn phòng kỹ sư trưởng Tập đoàn Hàng không vũ trụ - một tập đoàn phi lợi nhuận của Mỹ điều hành một trung tâm nghiên cứu và phát triển do chính quyền liên bang tài trợ - cho biết sự cố rác không gian đang khiến 88% dân số thế giới gặp rủi ro.

Mảnh thân tên lửa ước chừng tận 23 tấn, có nguồn gốc từ vụ phóng 2 mô-đun của trạm vũ trụ Thiên Cung mà Trung Quốc đang xây dựng ngoài không gian.

Tất nhiên khối rác này sẽ cháy bớt và vỡ nhỏ trước khi hạ cánh, tuy nhiên nguy cơ tác động trực tiếp đến con người là có thực.

Một mảnh "rác tên lửa" như thế vào đầu năm nay đã ném nhiều mảnh vỡ trải trên nhiều vùng ở châu Á nhưng may mắn toàn rơi vào các khu vực vắng vẻ.

Theo tiến sĩ Muelhaupt, rủi ro bị trúng mảnh tên lửa của một người là 6/1 ngàn tỉ, vẫn là xác suất nhỏ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Giải thích nguồn gốc và tác hại của rác thải không gian

Giải thích nguồn gốc và tác hại của rác thải không gian

Một nghiên cứu mới cho thấy trong thập kỷ tới, có 10% khả năng một người nào đó sẽ qua đời do rác thải không gian rơi trúng người.

Đăng ngày: 03/11/2022
Kính viễn vọng không gian Hubble tìm thấy nước trên Mặt trăng Ganymede của Sao Mộc

Kính viễn vọng không gian Hubble tìm thấy nước trên Mặt trăng Ganymede của Sao Mộc

Lần đầu tiên chúng ta có bằng chứng chắc chắn về hơi nước trong khí quyển của Mặt trăng Ganymede của sao Mộc - Mặt rrăng lớn nhất của Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 03/11/2022
Ảnh chụp

Ảnh chụp "ma sao" cách Trái đất 800 năm ánh sáng

Đài thiên văn phía Nam của châu Âu (ESO) cung cấp cái nhìn đầy ma mị về tàn dư của một ngôi sao chết phát nổ cách đây 11.000 năm.

Đăng ngày: 02/11/2022

"Trăng máu hải ly" sắp tái xuất: Quan sát từ Việt Nam như thế nào?

Trăng máu hải ly từng xuất hiện vào năm 2021 sẽ xuất hiện một lần nữa trên bầu trời đêm tháng 11. Người dân miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ quan sát trăng máu khác nhau một chút.

Đăng ngày: 02/11/2022
Module phòng thí nghiệm Mộng Thiên cập bến trạm vũ trụ Thiên Cung

Module phòng thí nghiệm Mộng Thiên cập bến trạm vũ trụ Thiên Cung

Module phòng thí nghiệm Mộng Thiên, thành phần chính cuối cùng của trạm vũ trụ Trung Quốc, đã ghép nối thành công với module Thiên Hòa vào sáng nay.

Đăng ngày: 02/11/2022
Con người sẽ chết thế nào khi đến thăm các hành tinh khác?

Con người sẽ chết thế nào khi đến thăm các hành tinh khác?

Con người cần oxy để thở. Nếu không đủ oxy ở bất kỳ nơi nào trong Hệ Mặt trời, cái chết đến nhanh chóng.

Đăng ngày: 02/11/2022
Nghiên cứu cho thấy canxi có thể là nguyên tố nặng nhất chứa trong các hành tinh

Nghiên cứu cho thấy canxi có thể là nguyên tố nặng nhất chứa trong các hành tinh

Sau vụ nổ Big Bang xảy ra cách đây 13.8 tỉ năm chỉ có hydro, heli và lithium được tạo ra. Tất cả các nguyên tố nặng hơn đều được hình thành nhiều năm sau trong các ngôi sao.

Đăng ngày: 02/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News