Trạm vũ trụ Trung Quốc "tự túc" được 90% nước uống

Phi hành đoàn Thần Châu-14 trên trạm vũ trụ Thiên Cung hiện có khả năng sản xuất hơn 90% nước uống thông qua quy trình tái chế.

Điều này có nghĩa là các phi hành gia chỉ cần ít hơn 10% nước cung cấp từ mặt đất. Việc tái chế được thực hiện nhờ hệ thống kiểm soát môi trường và hỗ trợ sự sống được lắp đặt trong trạm vũ trụ, bao gồm 6 hệ thống phụ tương ứng để sản xuất oxy bằng điện phân nước, loại bỏ carbon dioxide, loại bỏ khí độc hại, xử lý nước tiểu, xử lý nước và sản xuất nước bằng carbon dioxide và hydro.

Trạm vũ trụ Trung Quốc tự túc được 90% nước uống
Mô phỏng trạm vũ trụ Thiên Cung trên quỹ đạo. (Ảnh: CMSA)

Theo Cơ quan Không gian có người lái Trung Quốc (CMSA), hệ thống có thể thu thập mồ hôi và nước tiểu của các phi hành gia, sau đó lọc chúng thành nước uống, đồng thời tạo ra oxy bằng cách điện phân nước tái chế.

Một hệ thống phụ sản xuất nước từ carbon dioxide và hydro - phiên bản cải tiến nhất - cũng được lắp đặt trong trạm Thiên Cung và được thử nghiệm bởi phi hành đoàn Thần Châu-14 với sự hỗ trợ của đội ngũ dưới mặt đất. Nó có thể giúp tái chế thêm một kg nước mỗi ngày, nâng tỷ lệ nước uống được sản xuất bằng cách tái chế từ 80% lên hơn 90%.

Là công nghệ then chốt cho các sứ mệnh có người lái của Trung Quốc, hệ thống hỗ trợ sự sống và kiểm soát môi trường đã đảm bảo an toàn cho các phi hành gia trên quỹ đạo và giúp xây dựng một trạm vũ trụ có thể ở được, CMSA nhấn mạnh.

Hệ thống có thể điều chỉnh áp suất không khí, hàm lượng oxy, tốc độ gió, nhiệt độ và độ ẩm bên trong tàu vũ trụ với mục đích tạo ra một môi trường sống giống như Trái Đất trong không gian. Nó cũng làm giảm tiếng ồn trong cabin bằng các tấm che hấp thụ âm thanh, tấm cách âm, bộ giảm chấn và các tấm đệm chống sốc.

CMSA đang nghiên cứu các công nghệ tái chế thế hệ tiếp theo, bao gồm tái chế thực phẩm, để tối đa hóa việc tái sử dụng nguyên vật liệu trên trạm trong tương lai, cơ quan này cho biết thêm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ánh sáng đỏ kỳ lạ xuất hiện trên bầu trời có đáng lo ngại?

Ánh sáng đỏ kỳ lạ xuất hiện trên bầu trời có đáng lo ngại?

Hiện tượng rất hiếm khi xảy ra đã thu hút sự chú ý của cộng đồng khoa học và những nhà quan sát.

Đăng ngày: 27/08/2022
Cách các nhà khoa học lên kế hoạch biến đất trên sao Hỏa và Mặt trăng thành bê tông

Cách các nhà khoa học lên kế hoạch biến đất trên sao Hỏa và Mặt trăng thành bê tông

Không cần phải nói thì nhiều người trong số chúng ta có thể đã biết rằng trong tương lai gần, nếu con người sống trên Sao Hỏa, Mặt Trăng hoặc tại bất kỳ hành tinh nào trong không gian xa xôi.

Đăng ngày: 26/08/2022
NASA sẽ livestream tàu vũ trụ đâm vào tiểu hành tinh

NASA sẽ livestream tàu vũ trụ đâm vào tiểu hành tinh

NASA mời thế giới theo dõi sự kiện thử nghiệm đâm tàu vũ trụ để chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) không va với Trái đất, lúc 6h14 ngày 27/9 (giờ Hà Nội).

Đăng ngày: 26/08/2022
Mãn nhãn trước bức ảnh cực kỳ chi tiết về Mặt trăng

Mãn nhãn trước bức ảnh cực kỳ chi tiết về Mặt trăng

Bức ảnh chi tiết đến kinh ngạc về Mặt Trăng là thành quả của nỗ lực miệt mài không ngừng nghỉ từ hai nhà nhiếp ảnh thiên văn người Mỹ.

Đăng ngày: 26/08/2022
Phi hành gia chụp ảnh cực quang từ không gian

Phi hành gia chụp ảnh cực quang từ không gian

Từ Trạm Vũ trụ Quốc tế, nữ phi hành gia Samantha Cristoforetti có tầm nhìn tuyệt vời về cực quang ở bán cầu nam của Trái Đất.

Đăng ngày: 26/08/2022
Kỳ thú các dạng mưa trên hành tinh khác trong Hệ Mặt trời

Kỳ thú các dạng mưa trên hành tinh khác trong Hệ Mặt trời

Mưa xảy ra thế nào và có hình dạng ra sao ở các hành tinh trong Hệ Mặt Trời?

Đăng ngày: 26/08/2022
Phát hiện ngoại hành tinh có nước bao phủ, cách Trái đất 100 năm ánh sáng

Phát hiện ngoại hành tinh có nước bao phủ, cách Trái đất 100 năm ánh sáng

Các nhà thiên văn học tìm thấy một hành tinh nhiều khả năng có nước bao phủ hoàn toàn ở cách Trái đất 100 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 26/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News