Trăn gấm dài 3m mắc kẹt trên dây đèn, không thể tự thoát ra

Con trăn to lớn bị phát hiện nằm cuộn trong tư thế rối rắm quanh sợi dây đèn ở độ cao 5 m phía trên đường phố Singapore và không thể tự thoát ra.


Con trăn tự mắc kẹt trên dây đèn. (Ảnh: ACRES)

Các thành viên của Hiệp hội nghiên cứu và giáo dục về động vật Singapore (ACRES) được gọi tới để giải cứu con trăn dài 3m khỏi tình thế nguy hiểm, Newsweek hôm 9/1 đưa tin. "Trăn gấm là loài leo trèo nhanh nhẹn và thành thạo", Kalai Vanan, nhà đồng sáng lập ACRES, cho biết. "Chúng tôi cũng nhận thấy trăn thường leo lên các công trình để tránh xa mối đe dọa hoặc khi chúng cảm thấy dễ tổn thương. Trong trường hợp này, con trăn có thể bị một phương tiện chạy đè qua và leo lên cao để đảm bảo an toàn, hoặc có thể nó bị đe dọa bởi con quạ. Chúng tôi kiểm tra nó và không phát hiện bất kỳ vết thương nào".

Các nhân viên cứu hộ của ACRES tìm cách gỡ con trăn khỏi đường dây. Cuối cùng, họ quyết định hạ cả chùm dây đèn để tránh cho con trăn rơi xuống đường. Sau đó, Kalai và cộng sự đặt con trăn lên xe đẩy để chuyển nó tới nơi an toàn.

Trăn gấm là một trong những loài trăn dài nhất thế giới và thường đạt chiều dài hơn 6m. Mẫu vật lớn nhất dài hơn 9,8 m. Dù bị săn rộng rãi để lấy da, chúng vẫn duy trì quần thể tương đối ổn định. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xếp chúng vào danh mục "ít quan tâm". Trăn gấm là động vật bản xứ ở Đông Nam Á, dù chúng thường xuất hiện trong rừng cây gỗ, đồng cỏ và rừng mưa do khả năng thích nghi cao với nhiều môi trường khác nhau. Theo Kalai, loài vật này khá phổ biến ở Singapore. Chúng sử dụng mạng lưới cống rãnh để di chuyển quanh những nơi có sẵn con mồi như chuột.

Giống như mọi loài trăn siết mồi, trăn gấm không có nọc độc và giết mồi bằng cách làm ngạt. Những vụ tấn công nhằm vào con người rất hiếm gặp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay

Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Đăng ngày: 20/04/2025
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Đăng ngày: 20/04/2025
Nghịch lý: Động vật càng

Nghịch lý: Động vật càng "to xác" càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?

Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Đăng ngày: 18/04/2025
Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Đăng ngày: 17/04/2025

"Ma sông Mekong" bất ngờ xuất hiện ở Campuchia

Các chuyên gia bão tồn tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện một loài cá chép quý hiếm đã bị mất tích hơn 20 năm qua.

Đăng ngày: 17/04/2025
Lạ lùng loài cá được tìm thấy ở Nam Cực: Có máu màu trắng, sẽ chết nếu nhiệt độ vượt quá 5 độ

Lạ lùng loài cá được tìm thấy ở Nam Cực: Có máu màu trắng, sẽ chết nếu nhiệt độ vượt quá 5 độ

Các nhà khoa học cho biết, loài cá băng ở Nam Cực này chỉ có thể sống được trong môi trường nước lạnh không thể vượt quá 5 độ C.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News