Trăng hồng tháng Tư xuất hiện cuối tuần này

Hiện tượng trăng tròn có màu hồng được nhiều người yêu thiên văn mong chờ sẽ xuất hiện trong ít ngày tới.

Khi xảy ra hiện tượng, Mặt trăng sẽ trông rất tròn và phát sáng suốt 3 ngày quanh thời điểm cực đại.

Khoảng 1 giờ 55 phút sáng ngày 17/4 (giờ Việt Nam), hiện tượng thiên văn kỳ thú được gọi là "Trăng hồng" sẽ diễn ra và có thể quan sát thấy trên bầu trời.

Hiện tượng kỳ thú

Vào thời điểm diễn ra "Trăng hồng", Mặt trăng sẽ nằm ở phía đối diện của Trái đất so với Mặt Trời và mặt của nó sẽ được chiếu sáng hoàn toàn, với độ sáng cao hơn khoảng 15% so với thông thường. Các nhà thiên văn nghiệp dư và chuyên nghiệp thậm chí ghét "Trăng hồng" vì ánh sáng chói lọi của nó làm lu mờ tất cả trừ những ngôi sao sáng nhất.

Do quỹ đạo của Mặt trăng hơi nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo Trái đất, nên Mặt trăng không đi qua bóng của Trái đất mỗi khi đi hết một vòng. Tuy nhiên, tại một số địa điểm trên thế giới, Mặt trăng lúc "Trăng hồng" vẫn chuyển sang màu đỏ nhạt. Có hiện tượng đổi màu này là do sự di chuyển của Mặt trăng xung quanh Trái đất và ánh sáng vàng trắng nó phản chiếu lại từ Mặt Trời.

Khi xảy ra hiện tượng, Mặt trăng sẽ trông rất tròn và phát sáng suốt 3 ngày quanh thời điểm cực đại. Do vậy, "Trăng hồng" còn mang ý nghĩa của sự sinh sôi, thắp sáng bầu trời đêm. Hiện tượng này đã thu hút đông đảo các nhiếp ảnh gia và người yêu khoa học khám phá trên thế giới.

"Trăng hồng" không thực sự có màu hồng?

Trăng hồng tháng Tư xuất hiện cuối tuần này
Khi xảy ra hiện tượng, Mặt Trăng sẽ trông rất tròn và phát sáng suốt 3 ngày quanh thời điểm cực đại.

Tên gọi "trăng hồng" được dịch từ tiếng Anh là "pink moon" nhưng thực sự thì Mặt trăng không hề có màu hồng khi xảy ra hiện tượng này như nhiều người vẫn nhầm tưởng. Trên thực tế, Mặt trăng vào ngày "Trăng hồng" vẫn có màu vàng như thông thường.

Nói cách khác, không giống như "trăng máu" xuất hiện dưới dạng màu đỏ trong nguyệt thực toàn phần, tên gọi này hoàn toàn mang tính biểu tượng. 

Theo The Old Farmer's Almanac, tên gọi "trăng hồng" được cho là phản ánh những thay đổi theo mùa trong cảnh quan hoặc động vật hoang dã. Cụ thể, tên gọi này xuất phát từ tên loài hoa chi anh (moss phlox) có nguồn gốc từ khu vực miền Đông và trung tâm nước Mỹ, thường nở rộ vào những ngày trăng tròn tháng 4.

Ngoài ra, "Trăng hồng" cũng được gọi với những cái tên khác gắn với sự sinh sôi nảy nở của vạn vật như: trăng cỏ mọc mầm (sprouting grass moon), trăng trứng (egg moon), trăng cá (fish moon), trăng phá băng (breaking ice moon)... Nó được coi là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở.

Người châu Mỹ bản địa gọi nó là trăng hồng vì nó đánh dấu mùa hoa đầu của mùa xuân. Ngoài ra, trăng này còn được gọi là Trăng cỏ mầm, Trăng mọc hay Trăng trứng. Nhiều bộ lạc ven biển còn gọi là Trăng cá bởi vì đó là lúc cá mòi bơi lên thượng nguồn để đẻ trứng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ công bố bí mật giữ kín suốt 3 năm: Vật thể có tốc độ khủng khiếp!

Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ công bố bí mật giữ kín suốt 3 năm: Vật thể có tốc độ khủng khiếp!

Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ sau 3 năm xem xét đã công bố sự tồn tại của vật thể có tốc độ 58.333 mét/giây!

Đăng ngày: 15/04/2022
Cơ quan Vũ trụ châu Âu ngừng hợp tác với Nga trong sứ mệnh Mặt trăng

Cơ quan Vũ trụ châu Âu ngừng hợp tác với Nga trong sứ mệnh Mặt trăng

ESA sẽ " ngừng các hoạt động hợp tác" cùng Nga trong 3 sứ mệnh trên Mặt Trăng, gồm Luna-25, 26 và 27, mà cơ quan này đã thực hiện nhằm thử nghiệm thiết bị và công nghệ mới.

Đăng ngày: 14/04/2022
Phi thuyền ngắm cảnh trong khí quyển Trái đất

Phi thuyền ngắm cảnh trong khí quyển Trái đất

Spaceship Neptune sẽ bắt đầu chở khách lên tầng bình lưu vào năm 2024 nếu tất cả theo đúng kế hoạch.

Đăng ngày: 14/04/2022
Trung Quốc sẽ phóng vệ tinh tìm kiếm bản sao Trái đất

Trung Quốc sẽ phóng vệ tinh tìm kiếm bản sao Trái đất

Với độ mạnh gấp 10 - 15 lần kính Kepler của NASA, vệ tinh mới của Trung Quốc sẽ tìm những ngoại hành tinh nằm trong vùng ở được của ngôi sao giống Mặt Trời.

Đăng ngày: 14/04/2022
Đảo ngược thời gian, phát hiện Trái đất sinh ra từ

Đảo ngược thời gian, phát hiện Trái đất sinh ra từ "cõi chết"

Các nhà khoa học Pháp đã tái hiện thuở sơ khai của Hệ Mặt trời thông qua một mô hình đặc biệt và nhận thấy toàn bộ thế giới của chúng ta.

Đăng ngày: 14/04/2022
Hôm nay, bầu trời

Hôm nay, bầu trời "bốc cháy" vì một quả cầu lửa va chạm Trái đất

Với tốc độ lên đến hàng triệu dặm mỗi giờ, quả cầu lửa có nguồn gốc từ vết đen đã chết của Mặt trời được dự báo sẽ va chạm với bầu khí quyển Trái đất trong ngày 14-4.

Đăng ngày: 14/04/2022
Cùng chiêm ngưỡng nhật thực bán phần vào cuối tháng 4 này

Cùng chiêm ngưỡng nhật thực bán phần vào cuối tháng 4 này

Bóng của Mặt Trăng sẽ che khuất 54% Mặt Trời trong lần nhật thực bán phần đầu tiên trong năm nay vào hôm 30/4.

Đăng ngày: 13/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News