Tranh cãi về sự giảm sút trí tuệ của loài người

Một nhà khoa học Mỹ khẳng định trí thông minh của nhân loại đang giảm dần, song nhiều nhà nghiên cứu phản đối giả thuyết của ông.

Gerald Crabtree, một nhà nghiên cứu của Đại học Stanford tại Mỹ, vừa đăng một bài báo trên tạp chí Trends in Genetics về trí tuệ của loài người. Ông cho rằng con người ngày càng trở nên thông minh hơn nhờ áp lực tiến hóa từ môi trường. Chẳng hạn, người tiền sử chỉ có thể tồn tại nếu họ săn bắt hoặc hái lượm giỏi. Vì thế họ luôn phải nghĩ cách nâng cao hiệu quả săn bắn và hái lượm. Song từ khi con người sống trong những dân cư đông đúc từ vài nghìn năm trước, áp lực đó đã biến mất, Livescience đưa tin.

Tranh cãi về sự giảm sút trí tuệ của loài người

“Sự phát triển trí tuệ của loài người có lẽ diễn ra khá nhanh khi tổ tiên của chúng ta chưa có ngôn ngữ và sống thành từng nhóm rải rác ở châu Phi. Sau khi chúng ta biết trồng cây, nuôi gia súc và sống tập trung trong các khu dân cư, trí tuệ của loài người đã phát triển chậm hơn”, Crabtree nhận định.

Khoảng 2.000 tới 5.000 gene quyết định trí tuệ người. Những gene đó rất dễ thay đổi trước những biến động của môi trường. Crabtree và các đồng nghiệp khẳng định rằng, trung bình mỗi người đã hứng chịu hai đột biến gene liên quan tới trí tuệ trong vòng 3.000 năm qua.

Giả thuyết của Crabtree vấp phải sự phản đối của nhiều nhà khoa học. Một số người lập luận rằng, trí tuệ của con người không giảm, mà chúng ta đang đa dạng hóa trí thông minh. Chẳng hạn, Thomas Hills, một nhà tâm lý của Đại học Warwick tại Mỹ, nói rằng những đột biến trong các gene quyết định trí tuệ không thể làm giảm trí thông minh. Thay vào đó, cuộc sống tiện nghi ngày nay cho phép trí thông minh của con người phân chia thành nhiều loại. Con người ngày nay có trí thông minh về ngôn ngữ, xúc cảm, cơ thể, logic, không gian, âm nhạc. Một số người còn chỉ ra rằng chỉ số thông minh trung bình của loài người đã tăng trong vòng 100 năm qua.

Tuy nhiên, Crabtree khẳng định rằng chỉ số thông minh tăng do những thành tựu trong hoạt động chăm sóc thai sản, chế độ dinh dưỡng tốt hơn và việc con người hiếm khi phải tiếp xúc với những hóa chất có hại cho não.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News