Tranh cãi về thuốc xịt xóa mọi dấu vết ADN

Xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, bạn cũng có nguy cơ để lại các dấu vết ADN của bản thân, từ dấu vân tay, da, tóc tới nước bọt và tàn thuốc lá. Lo ngại các dấu vết ADN này có thể bị thu thập và lưu trữ ngoài mong muốn, một công ty Mỹ đã tạo ra một dòng thuốc xịt mới giúp “tàng hình” chúng.

Dòng thuốc xịt mới có tên Invisible (tàng hình) dự kiến sẽ được hãng sản xuất BioGenFutures tung ra thị trường với số lượng hạn chế vào tháng 6 tới. BioGenFutures là một công ty bảo mật di truyền do họa sĩ Heather Dewey-Hagborg sáng lập, có trụ sở ở Brooklyn, Mỹ.

Năm ngoái, bà Dewey-Hagborg đã tổ chức một cuộc triển lãm có nhan đề Stranger Visions để trưng bày các tác phẩm điêu khắc chân dung 3D như thật về những người xa lạ, sử dụng ADN bà đã thu thập được ở nơi công cộng.


Thuốc xịt tàng hình có thể xóa bỏ hoặc ngụy tạo dấu vết để lại trên bề mặt vật dụng của một người. (Ảnh: REX)

Theo trang web của công ty BioGenFutures, thuốc xịt Invisible có khả năng xóa bỏ hoặc gây rối mọi dấu vết để lại của một người trên nắm đấm cửa, bàn phím, chỗ ngồi trên tàu xe hay trong nhà hàng hoặc nơi công cộng.

Sản phẩm đầu tiên của dòng thuốc xịt tàng hình có tên gọi là “Erase”, được quảng cáo là “sản phẩm tẩy rửa chống ADN”, hoạt động tương tự như thuốc xịt khử trùng. Trong khi đó, sản phẩm có tên gọi ”Replace”thuốc xịt ngụy tạo, cho thêm một hỗn hợp vật liệu di truyền vào mẫu ADN nhằm che giấu các chi tiết của dấu vết nguyên bản.

Tất cả đồng nghĩa với việc, khi sử dụng dòng thuốc xịt trên, khách hàng có thể xóa sạch mọi thứ hoặc để lại dấu vết ADN thay thế nhằm bảo vệ sự riêng tư của mình.

Tuy nhiên, một số chuyên gia tỏ ra lo ngại về sự tồn tại của dòng thuốc xịt mới. Theo họ, về lý thuyết, bọn tội phạm có thể lợi dụng sản phẩm để gây án mà không để lại dấu vết, gây khó khăn cho cơ quan điều tra.

Tiến sĩ John Bond đến từ Đại học Leicester (Anh) nói thêm rằng, việc loại bỏ ADN rất dễ nhờ lau chùi kỹ, chẳng hạn như bằng bột giặt sinh học. Ông Bond nhận định, nhà sản xuất có thể âm mưu trục lợi từ sự cường điệu xung quanh việc phân tích ADN và nỗi sợ vô căn cứu về việc dấu vết của mọi người sẽ được dùng cho các mục đích điều tra bất hợp pháp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 28/06/2025
Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News