Tránh thời tiết xấu, vệ tinh suýt đâm vào rác vũ trụ

Vệ tinh châu Âu Alpha vừa phải điều chỉnh quỹ đạo để tránh thời tiết không gian khắc nghiệt, vừa phải tránh một mảnh rác vũ trụ đang bay tới.

Từ quyển Trái đất chịu ảnh hưởng của Mặt trời. Vì Mặt trời đang bước vào giai đoạn hoạt động mạnh trong chu kỳ 11 năm, thời tiết không gian và ánh sáng cực tím sẽ trở nên khắc nghiệt hơn. Bức xạ cao làm nóng khí quyển, dẫn đến mật độ của tầng khí quyển trên, nơi các vệ tinh hoạt động, tăng lên. Điều này tạo ra lực kéo và có thể làm chậm các vệ tinh đến mức khiến chúng rơi xuống Trái đất.

Tránh thời tiết xấu, vệ tinh suýt đâm vào rác vũ trụ
Minh họa các vệ tinh Swarm trên không gian. Trong thực tế, chúng không gần nhau như vậy. (Ảnh: ESA)

Để tránh phải "chết sớm" trong khí quyển, các vệ tinh Swarm cần điều chỉnh quỹ đạo. Đây là nhóm ba vệ tinh thuộc một chương trình nghiên cứu từ trường Trái đất của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), IFL Science hôm 19/7 đưa tin.

Trong khi Bravo không gặp vấn đề gì do vốn đã hoạt động ở độ cao lớn, hai vệ tinh Alpha và Charlie phải di chuyển lên quỹ đạo cao hơn. Mục tiêu của chúng là thực hiện 25 lần điều chỉnh trong 10 tuần để tới vị trí an toàn.

Alpha cần tăng độ cao thêm 45km. Tuy nhiên, lần điều chỉnh hôm 30/6 phải tạm ngừng do các chuyên gia nhận được cảnh báo Alpha có thể va chạm với rác vũ trụ trong 8 giờ tới. Chưa rõ mảnh rác này là gì, nhưng nguy cơ va chạm đủ cao để khiến Alpha phải né tránh.

Nhóm chuyên gia nhanh chóng bắt tay vào xử lý và sau khoảng 4 tiếng, họ đã sẵn sàng di chuyển vệ tinh để thoát khỏi vụ va chạm. Tuy nhiên, việc nâng quỹ đạo cũng cấp bách nên họ phải lên lịch cho đợt điều chỉnh mới sớm nhất có thể.

Alpha và Charlie cần duy trì khoảng cách tương đối gần nhau để mang lại những quan sát chính xác. Vì vậy, nếu chúng không bay theo các quỹ đạo tương đồng, việc nghiên cứu sẽ phải dừng lại. May mắn là nhóm phụ trách đã điều chỉnh quỹ đạo cho chúng thành công.

Có rất nhiều rác vũ trụ xung quanh Trái đất và ESA thường phải di chuyển vệ tinh của mình hai lần mỗi năm. Số lượng cảnh báo có xu hướng ngày càng nhiều hơn, nhưng không phải mọi cảnh báo đều dẫn đến việc điều chỉnh đường bay. Mỗi lần điều chỉnh như vậy cần đảm bảo không đưa vệ tinh vào quỹ đạo thậm chí còn nguy hiểm hơn, do đó, các chuyên gia phải lên kế hoạch kỹ lưỡng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA công bố lịch phóng siêu tên lửa Mặt trăng

NASA công bố lịch phóng siêu tên lửa Mặt trăng

Hệ thống Phóng Không gian khổng lồ mới của NASA có thể cất cánh lần đầu tiên vào tháng sau trong sứ mệnh Mặt Trăng Artemis.

Đăng ngày: 22/07/2022
Ảnh độc mới từ kính viễn vọng James Webb: Thiên hà xuyên không cổ xưa nhất

Ảnh độc mới từ kính viễn vọng James Webb: Thiên hà xuyên không cổ xưa nhất

Kính viễn vọng không gian James Webb của NASA tiếp tục săn được 2 hình ảnh ngoạn mục: Thiên hà GLASS-z13 và GLASS-z11, 13,5 tỉ tuổi, là thiên hà cổ xưa nhất từng được ghi nhận.

Đăng ngày: 22/07/2022
Giải ngố không gian: Những câu hỏi xung quanh tinh vân!

Giải ngố không gian: Những câu hỏi xung quanh tinh vân!

Về cơ bản thì tinh vân là những đám mây khí khổng lồ giữa các vì sao đóng vai trò quan trọng trong vòng đời của các ngôi sao.

Đăng ngày: 21/07/2022
Con người sẽ mất bao lâu để du hành đến sao Mộc?

Con người sẽ mất bao lâu để du hành đến sao Mộc?

Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời với khối lượng bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt trời cộng lại.

Đăng ngày: 21/07/2022
Trung Quốc sắp phóng module mới lên trạm Thiên Cung

Trung Quốc sắp phóng module mới lên trạm Thiên Cung

Trung Quốc đang chuẩn bị phóng module thứ hai lên trạm vũ trụ trên quỹ đạo sau khi đưa tên lửa Trường Chinh 5B và module Thiên Vấn tới bệ phóng ở Văn Xương.

Đăng ngày: 21/07/2022
Kính James Webb sẽ khởi động lại các nghiên cứu về

Kính James Webb sẽ khởi động lại các nghiên cứu về "người khổng lồ băng" trong Hệ Mặt trời của chúng ta

" Người khổng lồ băng" này trên thực tế là hai hành tinh có thời tiết vô cùng cực đoan trong Hệ Mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 20/07/2022
Nghiên cứu mới: Bão mặt trời có thể làm sai tín hiệu ngành đường sắt

Nghiên cứu mới: Bão mặt trời có thể làm sai tín hiệu ngành đường sắt

Hiện tượng bão Mặt trời có thể làm gián đoạn tín hiệu thông báo tàu đang di chuyển trên các đường ray. Đây được xem là một hiểm họa mới đối với hệ thống đường sắt khắp thế giới.

Đăng ngày: 20/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News