Trẻ em có BMI bình thường vẫn béo phì

Một số trẻ em có chỉ số khối cơ thể (body mass index – BMI) bình thường có thể thực sự bị béo phì, vì chúng có chất béo trong cơ thể tăng mà không được phát hiện bởi đánh giá qua chỉ số khối cơ thể, một nghiên cứu mới công bố cho hay.

>>> Giá rau quả tăng làm tăng trẻ em béo phì

Kết quả là một số bậc phụ huynh có “một sai lầm về cảm giác yên tâm” rằng con của họ không bị béo phì, và rằng họ không cần phải chú ý đến cân nặng của con em mình, nhà nghiên cứu, tiến sĩ Francisco Lopez-Jimenez nói. Lopez-Jimenez là giám đốc Khoa phòng ngừa bệnh tim tại bệnh viện Mayo tại Rochester, Minnesota.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra xem chỉ số khối cơ thể BMI – một tỉ số giữa trọng lượng cơ thể và chiều cao cơ thể - có thể khẳng định một đứa trẻ là béo phì chính xác đến mức nào. BMI là một phương pháp rất phổ biến trong chẩn đoán béo phì, nhưng nó có những thiếu sót: nó không thể phân biệt giữa khối lượng phần thịt và khối lượng mỡ trong cơ thể. Những trẻ thường được xem là béo phì nếu chỉ số BMI của chúng rơi vào phần trăm thứ 95 ở độ tuổi tuổi của chúng.

Nghiên cứu mới này đã so sánh các đánh giá về BMI với các phương pháp chẩn đoán béo phì khác dựa trên lượng mỡ trong cơ thể, bao gồm các đánh giá về độ dày lớp da và một kĩ thuật chụp X quang DXA (Dual-energy X – ray absorptiometry).

Các kết quả cho thấy, những trẻ có chỉ số BMI cao phần lớn được xem là béo phì dựa trên hàm lượng chất béo của cơ thể chúng. Tuy nhiên trong số những trẻ không được chẩn đoán là béo phì theo chỉ số BMI, thì 25% trong số đó bị béo phì dựa trên hàm lượng chất béo của cơ thể.

Hay nói cách khác, một chẩn đoán béo phì có thể đã thiếu sót ở những trẻ này.

“BMI không xác định được hơn ¼ số trẻ em có tỷ lệ phần trăm chất béo cơ thể dư thừa”, các nhà nghiên cứu đã viết trong một bài báo được công bố trực tuyến ngày 24/6 trên tạp chí Béo phì ở trẻ em (Pediatric Obesity).

Những phát hiện này là đáng lo ngại, vì một thất bại để nhận ra béo phì ở thời thơ ấu có thể chuyển thành “những cơ hội bị bỏ lỡ để thiết lập các biện pháp can thiệp lối sống phù hợp, nhằm giảm thiểu rủi ro về sức khỏe tương lai”, các nhà nghiên cứu cho biết.

Trước đó, cũng nhóm các nhà nghiên cứu nói trên đã xác định cái mà họ đã đặt tên là: “béo phì với trọng lượng cơ thể bình thường” ở người lớn, mà họ đã sử dụng cho những người có chỉ số BMI bình thường nhưng có một hàm lượng chất béo cơ thể cao. Cũng giống như béo phì, béo phì ở trọng lượng bình thường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, huyết áp cao và những bệnh tật khác ở người trưởng thành.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, cần phải xem xét những nguy cơ về sức khỏe đối với những trẻ em bị béo phì nhưng không được chẩn đoán do chỉ số BMI bình thường của chúng là gì. Và còn quá sớm để khuyến nghị các bác sĩ thường xuyên đánh giá hàm lượng chất béo trong cơ thể của trẻ em để xác định xem chúng có bị béo phì hay không. Nhưng Lopez-Jimenez đề nghị, ít nhất thì cần phải đo chu vi vòng eo của đứa trẻ để xem nó có là bình thường ở độ tuổi của nó không.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News