Trẻ em Trung Quốc học nhiều, thiếu ngủ

So với trẻ em cùng độ tuổi ở nhiều nước khác, trẻ em dưới 6 tuổi tại Trung Quốc dành ít thời gian nhất cho việc ngủ và các hoạt động ngoài trời.

Gymboree, một tổ chức cung cấp các dịch vụ giáo dục cho trẻ em, tiến hành một cuộc khảo sát đối với 7.500 gia đình tại 14 quốc gia hồi đầu năm 2012. Kết quả khảo sát được công bố tại thành phố Thượng Hải hôm 31/5, cho thấy trẻ em dưới 6 tuổi tại Trung Quốc ngủ trung bình 9 giờ 15 phút mỗi ngày - thấp hơn so với mức trung bình 10 giờ 9 phút của trẻ em toàn thế giới và thấp nhất so với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Anh, Mỹ, China Daily đưa tin.


Thời gian hoạt động ngoài trời của trẻ em dưới 6 tuổi tại
Trung Quốc chỉ bằng 25% mức trung bình của thế giới.

Thời gian trung bình dành cho các hoạt động ngoài trời của trẻ em dưới 6 tuổi tại Trung Quốc là 52 phút mỗi ngày, thấp nhất trong số 14 quốc gia và chỉ bằng 25% mức trung bình của thế giới là 3 giờ 45 phút.

Kết quả cũng cho thấy phụ huynh Trung Quốc dành ít “thời gian chất lượng” cho con của họ hơn so với phụ huynh ở các nước khác. Chẳng hạn, tại Canada, một đứa trẻ ở bên cạnh bố hoặc mẹ trong hơn 23 giờ (bao gồm cả thời gian ngủ) mỗi ngày. Con số tại Trung Quốc là 12 giờ, mức thấp nhất trong số 14 nước.

Hơn 70% phụ huynh Trung Quốc nói họ dạy trẻ nhận mặt chữ, đọc thơ và nói tiếng Anh trước khi chúng bước sang tuổi thứ sáu. Dạy trẻ đọc từ rất sớm là trào lưu ngày càng trở nên phổ biến tại Trung Quốc. Phần lớn phụ huynh muốn con sử dụng thành thạo một nhạc cụ như đàn dương cầm, vĩ cầm.

Giới chuyên gia lo ngại rằng sự kỳ vọng quá lớn của bố mẹ cùng với kiểu học nhồi nhét tại Trung Quốc khiến thời gian ngủ và chơi của mọi đối tượng trẻ em, kể cả trẻ dưới 6 tuổi, ngày càng giảm.

“Nhiều gia đình Trung Quốc đánh giá thấp tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng sự hứng thú của trẻ đối với âm nhạc, hội họa và các kỹ năng xã hội. Phụ huynh nên để trẻ sống đúng tuổi và tận hưởng tuổi thơ của chúng, nếu không trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ sẽ thui chột”, Lan Hai, một nhà tâm lý trẻ em của tập đoàn giáo dục Schwabing Education tại Bắc Kinh, nhận định.

Một điều đáng lo ngại nữa là khoảng 53% trẻ em Trung Quốc lớn lên nhờ sự nuôi dưỡng của ông, bà hoặc người giúp việc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News