“Triệt sản” muỗi để chặn sốt rét

Những con muỗi đực không tinh trùng có thể là lời giải cho bài toán ngăn chặn sự lây lan của sốt rét, một trong những căn bệnh gây chết người nhiều nhất trên thế giới.

Dù trùng sốt rét là thủ phạm gây ra bệnh sốt rét nhưng căn bệnh này lại lây lan qua vết đốt của muỗi. Trước đây, đối phó với căn bệnh này bằng thuốc diệt côn trùng đã làm tăng số lượng côn trùng kháng thuốc nên các nhà khoa học phải tìm hướng khác bằng cách tác động đến vòng đời của loài muỗi, tức phương pháp can thiệp vào sự sinh sản của chúng.

Song phương pháp này thực tế lại phức tạp hơn dự đoán. Sốt rét không được truyền bằng muỗi đực mà chỉ truyền qua viết đốt của muỗi cái có mang. Nghiên cứu một trong 40 loài muỗi lây truyền căn bệnh này trong tự nhiên, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Hoàng gia Anh đã tạo ra được 100 con muỗi đực không có tinh dịch, theo báo cáo đăng trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences.

Trong cuộc thử nghiệm, Tiến sĩ Flaminia Catteruccia và các cộng sự đã làm lặn đi một gene có tên gọi zpg vốn chịu trách nhiệm sản sinh tinh trùng. Những con muỗi thí nghiệm khi gặp con cái cũng “cạnh tranh” sòng phẳng với các con đực khác và giao phối nhưng sự gặp gỡ đó không “đơm hoa kết trái”.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng nỗ lực “triệt sản” loài côn trùng này dựa vào bức xạ nhưng nó cũng làm ảnh hưởng khả năng tương tác của con đực với con cái. Phương pháp mới khắc phục được hạn chế này.

Theo Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ, sốt rét là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 5 trong số các bệnh truyền nhiễm trên thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
Ngắm nghía loài cây

Ngắm nghía loài cây "quái vật nước dãi" xanh lè

Trên dãy núi Andes hàng nghìn tuổi tồn tại một loài thực vật có bề ngoài kì lạ đến mức mà có thể khiến chúng ta nhầm tưởng rằng chúng không thuộc về Trái đất này.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News