Trời lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào?

Thời tiết lạnh khiến hệ miễn dịch suy yếu, da khô ráp, hạ thân nhiệt và dễ mắc các bệnh về tim mạch.

Theo Health, khi nhiệt độ giảm vào mùa đông, các vấn đề về sức khỏe liên quan đến thời tiết bắt đầu tăng lên. Bác sĩ Suzanne Salamon, giáo viên của Trường Y khoa Harvard cho biết, thời tiết lạnh mang đến một số rủi ro, đặc biệt đối với người lớn tuổi.

Dưới đây là một số ảnh hưởng về sức khỏe do thời tiết mùa đông và cách phòng chống.

Hệ miễn dịch

Trong mùa đông, bệnh cúm, ho và cảm lạnh dễ xảy ra, lây lan hơn. Bác sĩ Salamon cảnh báo mọi người hãy tiêm phòng cúm, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc thuốc sát trùng. Ho và hắt hơi vào khuỷu tay của bạn chứ không phải lòng bàn tay.


Trong mùa đông, bệnh cúm, ho và cảm lạnh dễ xảy ra, lây lan hơn.

Tim

Thời tiết lạnh dễ gây ra các cơn co thắt mạch máu, làm hẹp mạch máu khiến tăng nguy cơ đau tim.

Vì vậy, mọi người cần mặc đủ ấm khi đi ra ngoài, trang bị đầy đủ, găng tay và một chiếc áo khoác ấm. Tránh hoạt động vất vả ở ngoài trời bởi có thể gây áp lực đến tim.

Da

Vào mùa đông da rất khô gây nứt nẻ. Vì vậy, hãy sử dụng kem giữ ẩm để bổ sung độ ẩm cho da.

Nhiệt độ cơ thể

Người lớn tuổi có nguy cơ hạ thân nhiệt. Tiến sĩ Salamon cảnh báo, cảm lạnh kéo dài cũng có thể gây hạ thân nhiệt. Đây là tình trạng mà nhiệt độ cơ thể giảm đến mức nguy hiểm, nghĩa là dưới 35 độ C. Lúc này tim không thể hoạt động bình thường, quá trình tuần hoàn bị ảnh hưởng khiến cơ thể tê cóng. Tình trạng hạ thân nhiệt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim, suy hô hấp và tử vong.

Bạn cần giữ ấm cơ thể khi ra ngoài. Ngoài ra, cần phải nhận biết được các dấu hiệu hạ thân nhiệt như run, chóng mặt, buồn nôn, cứng cổ, tay và chân, thở dốc, nhầm lẫn, không thể phối hợp các bộ phận, mệt mỏi và tăng nhịp tim. Khi có dấu hiệu này cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Cách xử lý khi bị ong đốt

Cách xử lý khi bị ong đốt

Bị ong đốt khiến bạn đau buốt, có thể bị nhiễm độc thậm chí tử vong nếu không được xử lý, cứu chữa kịp thời. Vậy, phải làm gì, sơ cứu vết đốt ra sao khi bị ong đốt?

Đăng ngày: 15/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News