Trời nóng đỉnh điểm, chọn loại vải nào để chống nắng nóng tốt nhất?
Loại vải nào sẽ cho hiệu quả lớn nhất để chống lại ánh nắng Mặt trời?
Thời tiết trong những ngày gần đây phải nói là nóng sấp mặt, nắng cháy đầu. Riêng ở Hà Nội, nhiệt độ ghi nhận vào buổi trưa là trên 40 độ.
Và tất nhiên, với nhiệt độ kinh khủng như vậy, hai chữ "ra đường" quả nên ví là... truyện ngắn kinh dị. Tuy nhiên, đôi lúc vì một số lý do, ta vẫn phải thò mặt ra giữa lúc trời nắng nóng như đổ lửa.
Với nhiệt độ lên tới 40 độ, hai chữ "ra đường" quả nên ví là... truyện ngắn kinh dị.
Những lúc này, hầu như ai cũng khoác vội lên mình một chiếc áo dài tay để hạn chế phần nào ánh nắng tiếp xúc với làn da.
Một phần là để tránh bỏng tay, phần khác là để chống các tác hại vô hình từ tia UV (tia cực tím) có trong ánh Mặt trời.
Khi soi dưới đèn, một làn da tưởng như bình thường thực chất bị tổn hại rất kinh khủng.
Thế nhưng, liệu một chiếc áo sơ mi có đủ để chống nắng hay không? Và chúng ta sẽ phải chọn loại vải sợi nào để có thể chống nắng với hiệu quả cao nhất?
Vải nào chống nắng tốt nhất?
Tác hại từ ánh nắng Mặt trời kinh khủng thế nào thì khỏi phải bàn đến rồi, nên cần phải tự bảo vệ mình. Nhưng chọn loại vải nào là ổn nhất?
Muốn xác định được vải nào hiệu quả, đầu tiên ta phải xét đến chất liệu vải. Có rất nhiều loại vải sợi, như cotton, len, nylon... Nhưng nếu nhìn qua kính hiển vi, bạn sẽ thấy giữa những sợi vải đều có lỗ thủng. Lỗ thủng này càng nhỏ, khả năng tia UV đi xuyên qua càng thấp. Ví dụ như vải denim là chất liệu có lỗ thủng rất nhỏ.
Vải denim là chất liệu chống nắng rất tốt.
Và tất nhiên, dù bạn có mặc kín cổng cao tường thế nào đi chăng nữa, nếu ánh Mặt trời vẫn có thể đi xuyên qua thì tốt nhất là đừng mặc còn hơn.
Theo các chuyên gia, hầu hết các loại vải sợi đều có khả năng hấp thụ tia UV, chỉ là ít hay nhiều thôi. Có điều, những loại vải sợi tổng hợp như polyester, lycra, nylon và acrylic có thể bảo vệ cơ thể tốt hơn sợi vải cotton. Ngoài ra, các loại vải có trọng lượng nặng và dày cũng cho hiệu quả bảo vệ nhiều hơn.
Chất liệu vải tổng hợp thường có lỗ hổng khít hơn, cho khả năng chắn tốt.
Tiếp đến, chúng ta phải xét đến màu sắc. Về cơ bản, màu nhuộm vải nào cũng có thể hấp thụ tia UV, giúp hạn chế sự tiếp xúc với ánh Mặt trời. Tuy nhiên, nếu không tính đến màu đỏ có khả năng hấp thụ tia UV vượt trội, thường thì vải tối màu có khả năng hấp thụ tốt hơn màu sáng.
Chưa kể, vải có màu sắc rực rỡ, sống động cũng tốt hơn loại có màu nhợt nhạt. Ví dụ như màu vàng sáng và màu vàng nhạt, vải màu vàng sáng sẽ bảo vệ tốt hơn.
Màu sắc rực rỡ, sống động sẽ tốt hơn loại màu nhạt.
Tuy nhiên, dù là vải nhợt nhạt, màu sáng, nhưng nếu được làm từ chất liệu tổng hợp và có kích cỡ dày vẫn có thể bảo vệ được cơ thể của bạn.
Vậy tóm lại, để chống nắng, cứ chọn vải dày, chất liệu tổng hợp, màu tối là bạn sẽ an toàn.
Chống nắng không đồng nghĩa với chống nóng!
Nhìn kết luận trên, chắc bạn cũng mường tượng được nếu muốn chống nắng tốt, bạn sẽ buộc phải chịu nóng.
Thì đấy, mặc nguyên một cây bảo hộ nặng trịch từ đầu đến chân, lại còn từ vải sợi se khít - loại vải chống thoát nước, chịu làm sao thấu. Hơn nữa, vải màu tối có tác dụng hấp thụ tia UV tốt hơn, nhưng đồng thời nhiệt năng hấp thụ cũng theo đó mà nhân lên.
Chọn mặc những bộ trang phục bằng vải sợi tự nhiên bên trong.
Cũng may, lớp bảo hộ đó chỉ là lớp khoác ngoài. Giải pháp dành cho chuyện này là chọn mặc những bộ trang phục bằng vải sợi tự nhiên bên trong - những loại vải mềm, thoáng mát, có sợi vải rộng và mỏng.
Ngoài ra, một số hãng thời trang có dòng sản phẩm vải làm mát - được làm từ polyester với cấu trúc vải đặc biệt, tăng thoát nước cho cơ thể - cũng là một lựa chọn không tồi.

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?
Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?
Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Ý nghĩa bao lì xì trao gửi tâm tình và tài lộc
Câu đối, thiệp chúc Tết, bao lì xì, mâm cơm tất niên là dấu hiệu báo mùa xuân đang chạm ngõ.

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản
Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Những phong tục truyền thống cho năm mới may mắn
Mua đào, mai, bày mâm ngũ quả, xông đất, mua muối, lì xì, xin chữ, đi lễ chùa... là những phong tục đem lại may mắn, phước lành mỗi dịp Tết đến, xuân về ở Việt Nam.

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?
