Trồng cây không đúng chỗ sẽ làm nóng hành tinh

Việc trồng cây không đúng chỗ thực sự có thể góp phần vào sự nóng lên của Trái đất, các nhà khoa học cho biết hôm thứ Ba (26/3) và đưa ra một bản đồ mới xác định những địa điểm tốt nhất để trồng lại rừng và làm mát hành tinh.

Cây xanh hấp thụ carbon dioxide và việc khôi phục các khu rừng bị suy thoái hoặc trồng cây non để tăng độ che phủ rừng là một công cụ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Nhưng trong một số trường hợp, nhiều cây hơn có nghĩa là ít ánh sáng mặt trời phản xạ lại từ bề mặt Trái đất và hành tinh hấp thụ nhiều nhiệt hơn, theo một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Communications ngày 26/3.

Trồng cây không đúng chỗ sẽ làm nóng hành tinh
Kenya có ngày nghỉ lễ trồng cây trên toàn quốc vào ngày 13 tháng 11 hằng năm. (Ảnh: AFP).

Susan Cook-Patton, một trong những đồng tác giả của nghiên cứu, nói: Có một số nơi việc trồng lại cây sẽ dẫn đến những kết quả tiêu cực về khí hậu”.

Bà nói, trước đây các nhà khoa học đã hiểu rằng việc phục hồi độ che phủ của cây dẫn đến những thay đổi về "suất phản chiếu" - nghĩa là lượng bức xạ mặt trời bị dội ngược lại khỏi bề mặt hành tinh, nhưng chưa có gì để chứng minh điều đó.

Bằng cách sử dụng các bản đồ mới, lần đầu tiên các nhà nghiên cứu có thể xem xét tác động làm mát từ cây cối và sự nóng lên do suất phản chiếu giảm.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, các dự án không tính đến suất phản chiếu vào phương trình đã đánh giá quá cao lợi ích khí hậu của việc trồng thêm cây từ 20 đến 80%.

Trồng cây không đúng chỗ sẽ làm nóng hành tinh
Các môi trường nhiệt đới như lưu vực Congo có khả năng lưu trữ carbon cao và ít thay đổi suất phản chiếu. (Ảnh: AFP).

Tuy nhiên, bản đồ mà các nhà nghiên cứu mới đưa ra cũng cung cấp các công cụ giúp các nhà hoạch định chính sách xác định nơi tốt nhất để phân bổ các nguồn tài nguyên khan hiếm nhằm tạo ra tác động tối đa đến khí hậu, Cook-Patton, nhà khoa học phục hồi rừng cao cấp tại The Nature Conservancy, cho biết.

Cô nói: “Cũng có nhiều nơi, việc khôi phục độ che phủ của cây là một ý tưởng tuyệt vời để ứng phó với biến đổi khí hậu. Chúng tôi chỉ đang cố gắng giúp mọi người tìm ra những điểm đó”.

Địa hình Albedo có suất phản chiếu cao nhất với mức suất phản chiếu cao phản chiếu tới 90% năng lượng của mặt trời. Đó là những khu vực băng giá trên thế giới với tuyết và băng sạch như gương.

Nó là một trong những tác nhân làm mát chính của Trái đất. Cùng với đất và đại dương, nó hấp thụ lượng nhiệt dư thừa và phát thải khí nhà kính - những tác nhân làm Trái đất nóng lên.

Trồng cây không đúng chỗ sẽ làm nóng hành tinh
Trồng cây ngập mặn ở đảo Pari để làm chậm xói mòn do mực nước biển dâng cao. (Ảnh: AFP)

Nghiên cứu này cho thấy nhiều quốc gia đã cam kết trồng hàng tỷ cây xanh như một bức tường thành chống lại sự nóng lên toàn cầu, nhưng không phải tất cả nỗ lực đều mang lại hiệu quả như nhau cho hành tinh này.

Các môi trường nhiệt đới, ẩm ướt như lưu vực sông Amazon và Congo có khả năng lưu trữ carbon cao và ít thay đổi suất phản chiếu, khiến chúng trở thành địa điểm lý tưởng để khôi phục độ che phủ rừng.

"Điều ngược lại xảy ra ở đồng cỏ ôn đới và thảm cỏ nhiệt đới", Cook-Patton cho biết.

Bà nói, ngay cả những dự án ở những vị trí tốt nhất cũng có thể cung cấp khả năng làm mát ít hơn 20% so với ước tính khi tính đến những thay đổi về suất phản chiếu.

Nhưng bà nhấn mạnh rằng việc khôi phục rừng mang lại những lợi ích không thể phủ nhận cho con người và hành tinh, chẳng hạn như hỗ trợ hệ sinh thái và cung cấp không khí và nước sạch, cùng nhiều lợi ích khác.

Bà nói: “Chúng tôi thực sự không muốn công việc của mình trở thành một sự chỉ trích phong trào. Nhưng, chúng ta không thể trồng cây ở mọi nơi. Chúng ta không có đủ tiền, thời gian, nguồn lực, con người hoặc cây giống".

Bà nói thêm: “Và vì vậy, vấn đề thực sự là tận dụng tối đa các khoản đầu tư hạn chế và nhận được lợi nhuận lớn nhất về khí hậu trên mỗi héc ta đầu tư”.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Con người truyền số lượng virus sang động vật nhiều gấp đôi số lượng chúng ta lây từ chúng!

Con người truyền số lượng virus sang động vật nhiều gấp đôi số lượng chúng ta lây từ chúng!

Những phát hiện này thách thức sự hiểu biết của chúng ta về các bệnh lây truyền từ động vật sang người và nêu bật vai trò không thể thiếu của chúng ta trong quá trình trao đổi virus của hệ sinh thái.

Đăng ngày: 28/03/2024
Các nhà khoa học giải mã phản ứng “kêu cứu” của thực vật trước mầm bệnh

Các nhà khoa học giải mã phản ứng “kêu cứu” của thực vật trước mầm bệnh

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tiết lộ cách thức các loài thực vật tập hợp vi sinh vật vùng rễ thông qua cơ chế " kêu cứu" để tự bảo vệ trước nguy cơ mầm bệnh xâm nhập.

Đăng ngày: 28/03/2024
Hoa anh đào Nhật Bản có thể biến mất

Hoa anh đào Nhật Bản có thể biến mất

Nghiên cứu mới của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết biến đổi khí hậu khiến giống anh đào Somei-Yoshino biểu tượng có thể bị tuyệt chủng ở nhiều vùng của Nhật

Đăng ngày: 27/03/2024
Loài côn trùng có thể truyền cảm hứng cho công nghệ tàng hình

Loài côn trùng có thể truyền cảm hứng cho công nghệ tàng hình

Trong khoa học, ngay cả những sinh vật nhỏ nhất và tưởng chừng như tầm thường cũng có thể tạo ra những đổi mới công nghệ vĩ đại, như loài rầy.

Đăng ngày: 27/03/2024
Paris tìm cách xóa sổ muỗi trước Olympics

Paris tìm cách xóa sổ muỗi trước Olympics

Chính quyền Paris đang tiến hành nhiều biện pháp xử lý và xóa sổ muỗi vằn gieo rắc bệnh truyền nhiễm trước khi Thế vận hội mùa hè bắt đầu.

Đăng ngày: 26/03/2024
Thực phẩm biến đổi gene có thực sự đáng sợ?

Thực phẩm biến đổi gene có thực sự đáng sợ?

Khắp nơi trên thế giới, người ta thường xuyên sản xuất đậu tương, ngô, bông, cỏ linh lăng, cải dầu, táo, đu đủ, khoai tây, bí mùa hè, củ cải đường biến đổi gene.

Đăng ngày: 23/03/2024
Quả việt quất khổng lồ phá kỷ lục Guinness Thế giới

Quả việt quất khổng lồ phá kỷ lục Guinness Thế giới

Một quả việt quất khổng lồ nặng tới 20,4 gram được trồng tại Australia đã chính thức được ghi vào sách kỷ lục Guinness trong tuần này.

Đăng ngày: 19/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News