Trực thăng bay thấp khơi dậy cơn khát dục ở loài cá sấu

Một chiếc trực thăng bay thấp đã làm đàn cá sấu "phát cuồng" do hiểu nhầm thành dấu hiệu của mùa giao phối.

Thông thường chúng ta cho rằng tiếng vù vù của cánh quạt máy bay trực thăng sẽ khó chịu cho động vật ở gần, nhưng đối với những "cư dân" bò sát ở một trang trại cá sấu thì một chiếc trực thăng bay thấp đã trở thành dấu hiệu của mùa giao phối.

Ông John Lever, chủ trang trại cá sấu Koorana ở Queensland, Úc, cho biết: "tất cả những con đực to lớn đứng dậy, gầm lên và sau khi trực thăng rời đi, chúng giao phối như điên".

Dù không khẳng định chắc chắn điều gì ở chiếc trực thăng Chinook khiến lũ cá sấu phấn khích, nhưng các chuyên gia cho rằng có thể chúng đã nhầm tiếng máy bay với một cơn giông bão. Và trên thực tế, giông bão luôn làm cá sấu bị kích động.

Trực thăng bay thấp khơi dậy cơn khát dục ở loài cá sấu
Hàng chục con cá sấu nước mặn trong chuồng ở trang trại cá sấu sông Johnstone, Queensland, Australia, năm 2006. (Ảnh: Reuters/Russell Boyce).

Cá sấu tìm bạn tình

Tháng 10 và tháng 11 là mùa xuân ở Úc và cũng là mùa giao phối của các loài cá sấu nước mặn ở đây. Thời gian này cũng chính là mùa mưa, khi rất nhiều cơn bão và kèm sấm sét xuất hiện ở nhiều nơi trên lục địa này.

Nhà nghiên cứu bò sát Mark O'Shea ở Trường đại học Wolverhampton, Anh, cho biết thông thường, giao phối là một hoạt động theo mùa vì cá sấu có xu hướng chọn thời điểm tốt nhất để đẻ trứng trong hang hoặc trong tổ.

Giao phối vào mùa mưa có nghĩa là các con cái sẽ đẻ trứng vài tuần sau đó. Lúc này thời tiết sẽ đỡ khắc nghiệt hơn và trứng sẽ gặp ít rủi ro bị trôi theo nước lũ.

Như vậy, thời điểm này trong năm là lúc phù hợp, và âm thanh và độ rung từ trực thăng có thể đã mô phỏng một cơn giông báo hiệu cho cá sấu đực rằng đã đến lúc hành động. Chuyển động của cánh quạt trực thăng Chinook cũng có thể gây ra thay đổi về áp suất khí quyển tương tự như một cơn bão.

Hoặc, suy luận theo một cách khác thì những con cá sấu có thể đã nhầm lẫn tiếng gầm của chiếc trực thăng với tiếng gầm và đuôi đập nước của những con đực khác, nhà nghiên cứu O'shea cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Thành phố lý tưởng" của 2.200 con chuột với kết thúc bi thảm

Cuối thế kỷ 20, nhà khoa học Mỹ làm thí nghiệm xây khu chuồng lý tưởng cho chuột, từ 4 cặp đôi ban đầu nhân bản lên 2.200 con rồi dần diệt vong do " tương tác quá mức".

Đăng ngày: 23/10/2023
Cua lông Trung Quốc

Cua lông Trung Quốc "xâm lược" nước Anh

Cua lông Trung Quốc - loài xâm lấn với số lượng cá thể ngày càng tăng nên chính quyền khuyến cáo người dân ở Anh gửi báo cáo khi bắt gặp chúng.

Đăng ngày: 16/10/2023
Khỉ sống sót hơn 2 năm với thận lợn cấy ghép

Khỉ sống sót hơn 2 năm với thận lợn cấy ghép

Các nhà nghiên cứu đạt bước tiến lớn trong lĩnh vực cấy ghép nội tạng khi một con khỉ sống 758 ngày với thận lợn thay đổi gene.

Đăng ngày: 13/10/2023
Phát hiện loài Mang quý hiếm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu ở Thanh Hoá

Phát hiện loài Mang quý hiếm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu ở Thanh Hoá

Lực lượng kiểm lâm đã phát hiện loài Mang Hoẵng vó vàng và Mang Lào với khoảng 5.300 cá thể đang sinh sống và kiếm ăn tại các khu rừng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (Thanh Hoá).

Đăng ngày: 13/10/2023
Độc lạ loài bò lớn nhất thế giới ở Việt Nam: Nặng tới 2 tấn, mang nguồn gene quý hiếm

Độc lạ loài bò lớn nhất thế giới ở Việt Nam: Nặng tới 2 tấn, mang nguồn gene quý hiếm

Loài bò này mang nhiều đặc tính quý và được coi là một nguồn gene hiếm cần được bảo tồn.

Đăng ngày: 12/10/2023
Ếch cái giả chết để chạy trốn con đực

Ếch cái giả chết để chạy trốn con đực

Ếch châu Âu cái sẽ giả chết để tránh giao phối nếu có vài con đực leo lên lưng nó cùng lúc trong mùa sinh sản.

Đăng ngày: 12/10/2023
Có bao nhiêu con vật từng tồn tại trên Trái đất?

Có bao nhiêu con vật từng tồn tại trên Trái đất?

Hiện nay có khoảng 8 tỷ người, chỉ là một phần nhỏ so với số người từng tồn tại, chưa nói đến số động vật từng sống trên Trái đất.

Đăng ngày: 11/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News