Trung Quốc cạnh tranh NASA, chọn miệng núi lửa Shackleton để hạ cánh ở Mặt trăng
Vùng cực nam của Mặt trăng đặc thù trải qua thời khắc bóng tối kéo dài rất nhiều do độ nghiêng của trục. Tuy nhiên, có ba phần của vành miệng núi lửa Shackleton này có thể nhận được ánh sáng Mặt trời. Điều này khiến chúng trở thành địa điểm thích hợp để xây dựng các căn cứ trên Mặt trăng trong tương lai.
Hơn nữa, miệng núi lửa Shackleton được coi là có tiềm năng lớn, khi các chuyên gia cho rằng, nó có thể có trữ lượng nước tiềm năng để phục vụ cho các chuyến thám hiểm Mặt trăng trong tương lai.
Trung Quốc đang chuẩn bị hạ cánh xuống một trong những địa điểm tiềm năng trên Mặt trăng mà NASA cũng đang theo đuổi, đó là Miệng núi lửa Shackleton gần cực nam của Mặt trăng. (Ảnh minh hoạ: Smithsonianmag)
Vị trí và đặc điểm sinh quyển tiềm năng của khu vực này sẽ cho phép các phi hành gia khai thác năng lượng Mặt trời để cung cấp năng lượng cho căn cứ, đồng thời điều tra khu vực của miệng núi lửa để tìm các mỏ băng nước tiềm năng đang chờ khai phá. Do những yếu tố đặc biệt này, NASA cũng đang xem xét miệng núi lửa Shackleton dành cho các chương trình sứ mệnh Artemis sắp tới.
Theo một nghiên cứu mới nhất, chương trình sứ mệnh Chang'e 7 của Trung Quốc dự kiến sẽ hạ cánh xuống miệng núi lửa Shackleton, cực nam Mặt trăng cùng với một chiếc xe tự hành và một tàu thăm dò bay mini. Sứ mệnh này có thể sẽ được triển khai vào năm 2026.
Chương trình sứ mệnh Chang'e-7 cũng sẽ kết hợp nhiều thiết bị tiên tiến khác nhau, bao gồm máy đo địa chấn, máy radar xuyên mặt đất, máy từ kế và quang phổ kế, cùng nhiều thiết bị thăm dò khác, để phát hiện băng nước và các thành phần dễ bay hơi trong đất Mặt trăng, cũng như kiểm tra hình thái, thành phần và cấu trúc của đất Mặt trăng xung quanh và trong miệng núi lửa Shackleton.
Tàu thăm dò bay mini cùng với Máy phân tích phân tử nước đất Mặt trăng (LSWMA), sẽ thu thập dữ liệu về các phân tử nước và đồng vị hydro. Một thiết bị khác là Máy quang phổ gamma neutron Mặt trăng (LNGS), sẽ được lắp đặt trên tàu quỹ đạo, các nhà khoa học sẽ sử dụng nó để xác định sự phân bố và nguồn gốc của băng nước trên Mặt trăng.
Được biết, Trung Quốc cũng đang nỗ lực thành lập Cơ sở Nghiên cứu Mặt trăng Quốc tế (ILRS) vào năm 2030.

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này
Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà
Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô
