Trung Quốc chế tạo "siêu cỗ máy" bất bại: Nặng 1900 tấn, có khả năng đào 350m xuống lòng đất chỉ trong 1 tháng
Nặng 1.900 tấn, dài 230 mét với đường kính lên tới 9,03 mét, cỗ máy đào hầm này là minh chứng cho “sự hùng mạnh” của ngành xây dựng Trung Quốc.
Nếu khoảng 20 năm trước, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu một số máy móc, thiết bị từ Đức để phục vụ ngành sản xuất của mình thì giờ đây “cuộc chơi” đã khác.
Trung Quốc chế tạo hàng loạt cỗ máy “siêu khổng lồ” với công năng vượt trội.
Theo thời gian, Trung Quốc đã phát triển “vượt bậc” khiến cả thế giới ngỡ ngàng. Nước này đã có thể phát minh và chế tạo hàng loạt cỗ máy “siêu khổng lồ” với công năng vượt trội. Ví dụ, cỗ máy “chiến thần đỏ” nặng tới 2.000 tấn, tích hợp nhiều công nghệ hàng đầu thế giới giúp xây xong 1 tầng nhà chỉ trong vòng 4 ngày. Hay SLJ900/32 - một siêu cỗ máy nối nhịp cầu nặng 580 tấn, có khả năng lắp ráp cầu thần tốc.
Trong số những cỗ máy “bất bại” đó, không thể không kể để máy đào hầm (TBM), được sản xuất và lắp ráp tại Côn Minh, Vân Nam. Cỗ máy này có tên là Thải Vân (Cai Yun), hay còn có nghĩa là “Đám mây rực rỡ”. Nó có đường kính 9,03 mét và bề ngang rộng tới 9 mét - kích thước lớn hàng đầu thế giới. Thải Vân nặng tới 1.900 tấn và dài 230 mét.
Cỗ máy đào hầm Thải Vân.
Ngoài ra, nó cũng được tích hợp một số chức năng tiên tiến hàng đầu, bao gồm hệ thống dự báo các đặc điểm địa chất, hệ thống làm mát - từ đó có thể chống lại mọi rủi ro trong quá trình thi công.
Được biết, cỗ máy khổng lồ này đã được sử dụng để đào một đường hầm dài 34km - nằm trong dự án đường sắt kéo dài từ thành phố Đại Lý tới thị xã Thụy Lệ ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Theo một số nguồn tin, khi sử dụng cỗ máy đào hầm Thải Vân, các đơn vị xây dựng có thể đào sâu xuống lòng đất trung bình 350 mét mỗi tháng. Còn trước đây, các cỗ máy đào hầm phổ biến chỉ có thể đào thêm tối đa 101 mét trong cùng khoảng thời gian.
Cỗ máy này có thể đào sâu xuống lòng đất trung bình 350 mét mỗi tháng.
Đây được coi là một trong những công trình có ý nghĩa, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về đào hầm cũng như nâng tầm ngành xây dựng của quốc gia này. Bởi cách đây khoảng 12 năm, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu các máy đào hầm TBM từ các nước khác, chủ yếu là Đức với mức giá khủng lên tới 101 triệu USD/chiếc.
Còn nay, Trung Quốc đã tự mình tạo ra những chiến binh phục vụ ngành xây dựng của mình, có công năng vượt trội giúp giảm mạnh chi phí thi công.