Xem robot chỉ huy dàn nhạc giao hưởng tại Hàn Quốc

Theo Reuters, vào cuối tháng 6, robot mang tên EveR 6 đã trực tiếp chỉ huy một buổi hòa nhạc tại Nhà hát Quốc gia Hàn Quốc. Đây là lần đầu tiên một buổi biểu diễn kiểu này được tổ chức tại Hàn Quốc.

Không mặc bộ áo đuôi tôm thường thấy của các nhạc trưởng, nhưng EveR 6 vẫn có thể cầm đũa để dẫn dắt các nhạc công trong dàn nhạc quốc gia Hàn Quốc. EveR 6 đã chỉ huy 3 trong số 5 nhạc phẩm được giới thiệu trong đêm diễn, bao gồm một tiết mục được thực hiện chung với ông Choi Soo-yeoul - chỉ huy trưởng của dàn nhạc.


Robot EveR 6 chỉ huy dàn nhạc giao hưởng tại Hàn Quốc. (Ảnh: Reuters).

"Chuyển động của robot rất ấn tượng. EveR 6 có thể thực hiện các chuyển động chi tiết hơn nhiều so với tưởng tượng của tôi", ông Choi chia sẻ.

Tuy vậy, theo nhạc trưởng người Hàn Quốc, vấn đề lớn nhất của EveR 6 là không có khả năng nghe. "Các nhạc công đã nỗ lực rất nhiều trong các buổi tập để hiểu được robot, vì chúng tôi biết nó không thể nghe. Buổi diễn đã chứng minh được sự kết nối đặc biệt giữa con người và máy móc trong việc tạo ra nghệ thuật", ông Choi nói.

Có mặt tại buổi diễn, ông Lee Young-ju - một khán giả nghiên cứu về âm nhạc Hàn Quốc, nói rằng EveR 6 có khả năng giữ nhịp rất tốt. Tuy vậy, robot chưa có khả năng thúc đẩy không khí của buổi biểu diễn lên cao trào như con người.

Một khán giả khác tên Song In-ho cũng cho rằng, buổi biểu diễn của EveR 6 mới chỉ ở mức độ sơ cấp. "Tôi nghĩ nó có thể làm tốt hơn nếu được trang bị một trí thông minh nhân tạo để hiểu và phân tích âm nhạc", ông Song nói.

Sau khi kết thúc buổi diễn, EveR 6 đã cúi chào khán giả trong tiếng vỗ tay nồng nhiệt. Theo Reuters, EveR 6 là robot có 2 tay linh hoạt, được thiết kế bởi Viện Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc.


EveR 6 và nhạc trưởng Choi Soo-yeoul. (Ảnh: Reuters).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học đã thành công tạo ra chùm tia nguyên tử “vĩnh cửu”

Các nhà khoa học đã thành công tạo ra chùm tia nguyên tử “vĩnh cửu”

Tiến bộ trong vật lý lượng tử đã cho phép các nhà vật lý tạo ra chùm nguyên tử hoạt động giống như một tia laser mà trên lý thuyết có thể tồn tại “mãi mãi”.

Đăng ngày: 21/04/2025
Phát hiện đột phá về công nghệ tạo ra điện Mặt trời vào ban đêm

Phát hiện đột phá về công nghệ tạo ra điện Mặt trời vào ban đêm

Với việc chứng minh có thể sản xuất điện Mặt trời vào ban đêm, các nhà khoa học Australia đã đạt được bước đột phá về công nghệ năng lượng tái tạo.

Đăng ngày: 19/04/2025
Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Đăng ngày: 12/04/2025
Nano trong một thế giới cực nhỏ

Nano trong một thế giới cực nhỏ

Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!

Giày phản lực: Lắp vào là tự bơi, thợ lặn chiến đấu tung hoành dưới biển!

Không cần phải tự bơi, giày phản lực giúp thợ lặn tự di chuyển với vận tốc 4 hải lý/giờ, vừa tiết kiệm sức lựa, vừa rảnh tay làm những việc khác.

Đăng ngày: 03/04/2025
Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

Đăng ngày: 30/03/2025

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?

AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Đăng ngày: 30/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News