Trung Quốc chỉnh sửa gene giúp tạo ra lúa mì kháng dịch bệnh

Trung Quốc tiết lộ cơ chế đằng sau các loại lúa mì chỉnh sửa gene có khả năng chống lại bệnh tật mà không ảnh hưởng đến năng suất.

Trong nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Nature hôm 10/2, các nhà khoa học từ Viện Di truyền Sinh học Phát triển và Viện Vi sinh vật thuộc Viện Khoa học Trung Quốc đã chia sẻ cách họ sử dụng công nghệ chỉnh sửa gene để tạo ra các giống lúa mì đột biến chống lại bệnh phấn trắng.

Bệnh phấn trắng là một trong những bệnh hại lúa mì chính. Theo Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, dịch bệnh đã ảnh hưởng đến khoảng 6,67 triệu ha lúa mì mỗi năm ở nước này, gây suy giảm nghiêm trọng năng suất, có thể lên tới 40%.

Tác nhân gây bệnh thường lây nhiễm sang cây trồng thông qua các gene nhạy cảm của chúng. Đột biến trong các gene như vậy có thể mang lại khả năng kháng bệnh cho lúa mì, nhưng chúng thường dẫn đến những tác động không mong muốn.

Trung Quốc chỉnh sửa gene giúp tạo ra lúa mì kháng dịch bệnh
Một nông dân kiểm tra cánh đồng lúa mì ở tỉnh An Huy, Trung Quốc vào ngày 24/5/2021. (Ảnh: IC)

Vào năm 2014, nhóm nghiên cứu từ Viện Di truyền Sinh học Phát triển và Viện Vi sinh vật đã phát triển một giống lúa mì kháng bệnh phấn trắng bằng cách chỉnh sửa một trong những gene nhạy cảm được gọi là locus kháng nấm mốc O (MLO), nhưng nó làm giảm năng suất, cho bông nhỏ và khiến cây già sớm.

Sau nhiều năm tìm hiểu, cuối cùng họ cũng phát hiện ra một loại đột biến MLO tên là Tamlo-R32 có thể duy trì khả năng kháng bệnh với mức tăng trưởng và năng suất tương tự như các giống lúa mì tiêu chuẩn.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chỉnh sửa gene chính xác để đưa những ưu điểm của đột biến Tamlo-R32 vào các giống lúa mì chính được trồng đại trà ở Trung Quốc và tạo ra các giống mới có khả năng kháng bệnh phấn trắng mà không làm giảm năng suất.

So với các phương pháp nhân giống truyền thống, chỉnh sửa gene có thể rút ngắn đáng kể quy trình nhân giống, cho thấy triển vọng ứng dụng ấn tượng trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, Qiu Jinlong, một trong những tác giả chính của nghiên cứu, nhấn mạnh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chàng trai chia sẻ loài cây lạ nở hoa màu xanh, dân mạng khẳng định là thứ cực quý ở Việt Nam

Chàng trai chia sẻ loài cây lạ nở hoa màu xanh, dân mạng khẳng định là thứ cực quý ở Việt Nam

Thế mới thấy, Việt Nam chúng ta có rất nhiều loài cây cối độc đáo.

Đăng ngày: 11/02/2022
Nghiên cứu mới: Phát hiện lý do muỗi thích đốt vào da người

Nghiên cứu mới: Phát hiện lý do muỗi thích đốt vào da người

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications vừa cho thấy lý do thú vị khiến Aedes aegypti, một loài muỗi khá phổ biến, tìm được và đốt vào da người.

Đăng ngày: 10/02/2022
Đẻ hay trẻ? Nghịch lý tuổi thọ của những loài côn trùng xã hội

Đẻ hay trẻ? Nghịch lý tuổi thọ của những loài côn trùng xã hội

Tại sao kiến chúa, ong chúa, mối chúa có thể sống hàng chục năm, trong khi những con cái khác trong đàn sẽ chết chỉ sau vài tháng?

Đăng ngày: 08/02/2022
Cây thông mọc bất thường sau thảm họa hạt nhân Fukushima

Cây thông mọc bất thường sau thảm họa hạt nhân Fukushima

Các nhà nghiên cứu phát hiện nhiều đặc điểm kỳ lạ ở thực vật xung quanh nhà máy Fukushima do bức xạ còn sót lại từ sự cố năm 2011.

Đăng ngày: 07/02/2022
Người phụ nữ bắt gặp loài hoa cực lạ mọc dại ven đường, tiết lộ chuyện 1 năm chỉ nở đúng 2 lần?

Người phụ nữ bắt gặp loài hoa cực lạ mọc dại ven đường, tiết lộ chuyện 1 năm chỉ nở đúng 2 lần?

Loài hoa này sở hữu cái tên nghe thôi là thấy may mắn suốt cả năm.

Đăng ngày: 05/02/2022
Tỷ lệ rừng trên thế giới thay đổi như thế nào trong 30 năm qua?

Tỷ lệ rừng trên thế giới thay đổi như thế nào trong 30 năm qua?

Rừng không những là nhà máy hấp thụ carbon của hành tinh chúng ta, mà còn là môi trường sống chính cho động vật hoang dã.

Đăng ngày: 27/01/2022

"Chuối giả" - Loại siêu thực phẩm cứu đói cho cả nhân loại

“Chuối giả”, một loại nông sản chủ lực của Ethiopia, được giới khoa học nhận định là loại siêu thực phẩm có thể cứu nhân loại khi đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 24/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News