Trung Quốc chuẩn bị lấy mẫu trên vùng tối của Mặt trăng

Ngày 29-4, Trung Quốc cho biết, tàu vũ trụ Hằng Nga-6 của nước này chuẩn bị thực hiện chuyến đi khứ hồi tới vùng tối của Mặt trăng.

Đây là sứ mệnh đầu tiên trong ba sứ mệnh đòi hỏi kỹ thuật cao được triển khai trong 4 năm tới, nhằm mở đường cho cuộc đổ bộ đầu tiên của phi hành đoàn Trung Quốc vào năm 2030 và xây dựng một căn cứ trên cực Nam Mặt trăng.

Trung Quốc chuẩn bị lấy mẫu trên vùng tối của Mặt trăng
Tàu thăm dò Mặt trăng Hằng Nga-6 và tổ hợp tên lửa đẩy Trường Chinh-5 Y8 được chuẩn bị tại Bãi phóng không gian Văn Xương, tỉnh Hải Nam (Trung Quốc).

Kể từ sứ mệnh Hằng Nga đầu tiên vào năm 2007, Trung Quốc đã có những bước nhảy vọt trong việc khám phá Mặt trăng, thu hẹp khoảng cách công nghệ với Mỹ và Nga.

Nhà thiết kế chính chương trình thám hiểm Mặt trăng của Trung Quốc Ngô Vĩ Nhân cho biết, tàu Hằng Nga-6 được phóng để thực hiện sứ mệnh lấy mẫu trên vùng tối của Mặt trăng và đem trở về Trái đất. Đây là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn xây dựng phiên bản của Trạm nghiên cứu Mặt trăng quốc tế.

Việc lấy mẫu của Hằng Nga-6 cũng có thể làm sáng tỏ hơn về quá trình tiến hóa ban đầu của Mặt trăng và hệ Mặt trời. Hằng Nga-6, sau khi hạ cánh thành công sẽ thu thập khoảng 2kg mẫu bằng máy xúc và máy khoan. Nếu thành công, sứ mệnh Hằng Nga-6 sẽ là một sự kiện đánh dấu mốc quan trọng đối với chương trình nghiên cứu không gian của Trung Quốc.

Sau đó, tàu Hằng Nga-7 sẽ được phóng vào khoảng năm 2026, thực hiện thăm dò tài nguyên và môi trường ở cực Nam Mặt trăng.

Tàu Hằng Nga-8 sẽ được phóng vào khoảng năm 2028 để thực hiện các thí nghiệm sử dụng tại chỗ tài nguyên Mặt trăng.

Ông Ngô Vĩ Nhân cũng tiết lộ, Trung Quốc có kế hoạch khởi động sứ mệnh Thiên Vấn-2 vào khoảng năm 2025, nhằm thực hiện chuyến bay thăm dò và đem về các mẫu vật từ một tiểu hành tinh nhỏ nằm cách Trái đất khoảng 40 triệu km. Khoảng năm 2030, Thiên Vấn-3 dự kiến sẽ được phóng để thực hiện sứ mệnh đem mẫu vật về từ sao Hỏa.

Ông Ngô Vĩ Nhân nhận định, với tiến độ hiện tại của các quốc gia trên thế giới, Trung Quốc có thể sẽ là quốc gia đầu tiên đem mẫu vật từ sao Hỏa trở về Trái đất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Là hành tinh nhỏ nhất Hệ Mặt trời, nhưng đã có lúc sao Thủy từng lớn bằng Trái đất

Là hành tinh nhỏ nhất Hệ Mặt trời, nhưng đã có lúc sao Thủy từng lớn bằng Trái đất

Sao Thủy với kích thước chỉ bằng 1/3 Trái đất hiện là hành tinh nhỏ nhất Hệ Mặt trời, nhưng trong quá khứ, sao Thủy và địa cầu có kích thước như nhau, cho đến khi xuất hiện biến cố.

Đăng ngày: 01/05/2024
Trạm vũ trụ Trung Quốc bị mảnh vỡ không gian đâm trúng

Trạm vũ trụ Trung Quốc bị mảnh vỡ không gian đâm trúng

Trạm vũ trụ Thiên Cung va chạm với mảnh vỡ không gian khiến phần pin Mặt trời bị hư hại và được sửa chữa thành công.

Đăng ngày: 30/04/2024
Sao Mộc đã ném một hành tinh khác về phía Trái đất?

Sao Mộc đã ném một hành tinh khác về phía Trái đất?

Sự bất ổn của hành tinh khổng lồ nhất Thái Dương hệ đã gián tiếp khiến Trái Đất sinh ra Mặt Trăng.

Đăng ngày: 30/04/2024

"Đứa cháu" 13 tỉ tuổi của vụ nổ Big Bang lao về phía Trái đất

Một ngôi sao cổ ẩn mình trong vệ tinh " sát thủ" của thiên hà chứa Trái đất, thuộc về thế hệ sao thứ hai, ra đời ngay sau sự kiện "Vụ nổ Big Bang".

Đăng ngày: 29/04/2024
Cuộc chiến của NASA nhằm cứu tàu vũ trụ xa 24 tỷ km

Cuộc chiến của NASA nhằm cứu tàu vũ trụ xa 24 tỷ km

Suốt khoảng 5 tháng, các chuyên gia tìm mọi cách để sửa lỗi và khôi phục liên lạc cho Voyager 1, con tàu đã hoạt động gần nửa thế kỷ.

Đăng ngày: 29/04/2024
Những hiện tượng thiên văn kỳ thú trong tháng 5

Những hiện tượng thiên văn kỳ thú trong tháng 5

Mưa sao băng Eta Aquarid đạt tới 60 sao băng một giờ ở cực điểm sẽ diễn ra trong tháng 5. Cùng với đó là hiện tượng Trăng mới, Sao Thủy ở vị trí ly giác cực đại phía Tây.

Đăng ngày: 29/04/2024
Kính viễn vọng Hubble đón sinh nhật lần thứ 34 với nhiều kỷ lục ấn tượng

Kính viễn vọng Hubble đón sinh nhật lần thứ 34 với nhiều kỷ lục ấn tượng

Kính thiên văn Hubble đã kỷ niệm 34 năm hoạt động với hình ảnh tinh vân tuyệt đẹp.

Đăng ngày: 29/04/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News